Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Cậu ruột của ba














Ngày 27 tháng 7 Thương Binh - Liệt Sĩ


Trong gia đình của ba, có một người cậu cùng trang lứa với ba, là em trai út của bà nội là liệt sĩ mà cái chết của ông mãi vang danh trong lòng những người cùng thời. Tên của ông là Võ Khắc Tuyến.
Trường Lê Khiết là trường danh tiếng ở thị xã Quảng Ngãi từ thời Pháp thuộc. Cuối những năm thế kỷ 20, thị xã Quảng Ngãi xây dựng lại ngôi trường Lê Khiết mới.
Từ khi có trường mới, các khoa cự học sinh Lê Khiết xưa đã họp mặt và ra Kỷ yếu trường Lê Khiết theo định kỳ. Ông Võ Khắc Tuyến đã được bạn bè tưởng nhớ và ghi lại câu chuyện hy sinh của ông trên mảnh đất quê hương.


Người bạn
Ngọc Diệu
Kính dâng hương hồn liệt sĩ Võ Khắc Tuyến

Lệnh chuẩn bị tổng phản công, trường học động viên học sinh lên đường nhập ngũ. Ngày 13-3-1950, tôi sẽ rời ghế nhà trường đi bộ đội, vào trường Võ bị lục quân Trần Quốc Tuấn, sau 6 tháng quân trường tôi được điều động vào chiến trường Nam Trung bộ đánh quân Pháp ở Phú Yên - Khánh Hòa.

Hiệp định Giơ-Ne-vơ lập lại hòa bình, tôi ở lại miền Nam, được bố trí chui sâu vào ngành công an địch, trở thành một cán bộ nội tuyến của Đảng.

Tháng 5-1955, quân đội Liên hiệp Pháp tiếp quản Mộ Đức, tôi giữ chức Chi phó Chi công an quốc gia (ngụy) quận Mộ Đức. Hàng ngày, cứ đúng 7 giờ sáng, tôi ôm cặp đi làm việc.

Hôm ấy vào một ngày của tháng 9-1955, khi vừa đến sở làm, tôi đã chứng kiến cuộc tra tấn cực kỳ dã man.

Tên Chi trưởng công an, trung sĩ Lê Duy Chuyên và hai tên lính phòng II trung đoàn 4 đang khai thác, lấy cung một thanh niên trạc tuổi 25. Hai chân anh bị cột chúm, hai tay bị xiềng treo sau lưng bằng còng số 8, quần áo ướt đẫm, tả tơi, đầu anh gục sát sàn nhà, miệng mũi bê bết máu tươi.

Trong căn buồng chật hẹp, hai tên lính ngụy quần áo rằn ri, chân mang dày bốt-rề-sô, mặt đầy sát khí, hì hục đánh đá vào hông vào ngực người tù. nề nhà đất lai láng nước xà phòng, nước vôi, tiếp phụp, tiếng bốp hòa với tiếng "hự hự", lẫn thiếng thét của tên Chi trưởng Công an: "Khai, khai không? Ai chủ trương cho mày, Tổ chức mày có ai?".

Mặc dù người thanh niên nằm nghiêng người, hai chân co sát ngực, miệng chẳng kêu la gì, mặt mày bầm sưng đầy vết bẩn, vết máu, vết bầm, tôi vẫn nhận ra anh là người bạn học cũ: Anh Võ Khác Tuyến, học sinh tứ niên trung học Lê Khiết cùng lớp với tôi từ năm 1950. Chắc là cuộc tra tấn này đã kéo dài nhiều tiếng đồng hồ rồi, ba tên ác ôn đã thấm mệt, nên trung sĩ Chuyên hạ lệnh: "Thôi, cho nó nghỉ một lúc, đóng của lại".

Bỏ mặc người tù nằm trong vũng máu, tên trung sĩ khoát tay ra hiệu, tất cả bước ra ngoài.

Ngồi vào bàn giấy, tên Chi trưởng rót nước uống, hít mạnh điếu thuốc lá và nói với một giọng rất giận dữ" "Tên cộng sản này rất cứng đầu". Rồi hắn bảo: " Chiều tối hôm qua, xã Đức Thọ (Đức Thọ là tên xã do chính quyền ngụy quyền đặt sau khi tiếp quản, Tức Đức Hiệp huyện Mộ Đức của ta. Tác giả.) tổ chức cuộc mít-tinh tại gò Phú An nhằm tuyên truyền thân tếh sự nghiệp của cụ Ngô thủ tướng. Trong lúc diễn đàn đang đọc tiểu sử của người, thì tên Võ Khắc Tuyến này nhảy xổ lên khán đài, giật tấm ảnh cụ ngô, vò nát, vò xé cờ lia xuống đất, hô to; "Đả đảo tên bù nhìn bán nước Ngô Đình Diệm". Nó còn hô" "Hồ Chí Minh muôn năm", nó đâp bình hoa, đạp đổ bàn ghế, kệ cho thuyết trình viên".

Tên trung sĩ Chi trưởng kể xong liền đứng dậy, mặt hằm hằm vừa đi vừa gọi hai tên lính ngụy đi thẳng vào phòng tra. Nó thốt ra những lời gian ác: "Tao sẽ giết mày nếu mày không khai".

Tên Lê Duy Chuyên là một hạ sĩ quan phòng II, người theo đạo Thiên Chúa giáo, quê Bùi Chu Phát Diệm, vốn là tên lính của quân đội Liên hiệp Pháp vừa bị thất thủ trận Điện Biên Phủ còn sống sót.

Thế rồi suốt ngày đêm hôm ấy và tiếp ngày hôm sau tên trung sĩ khát máu này đã dùng đủ mọi hình thức khai thác tra tấn: Châm điện, treo ngược hai chân anh Tuyến lên xà, thay nhau đánh đá. Ba tên lính hung hăng, gào thét cố moi tìm lấy lời khai của anh Tuyến. Song chúng đành chịu thua, anh Tuyến không khai lấy một lời...

Sáng ngày thứ ba, một cái xác người được khiêng quăng lên xe Jeep rồi chở vào phòng nhì của trung đoàn IV đóng ở thôn Thạch Trụ xã Đức Mỹ (tức Đức Lân).

Mấy hôm sau tên Chi trưởng nói với tôi: "Thằng Tuyến đúng là tên cộng sản đầu sọ, nó không khai lấy một lời. Trước mặt thiếu tá phòng nhì, nó còn cởi quần dơ "cu" ra rồi chửi: "Đồ khốn nạn! Bọn bay là quân bán nước, tao làm cộng sản không khai cho bọn bay đây! Thiếu tá giận lắm đã rút súng bắn nó chết tại chỗ".

Anh Võ Khắc Tuyến quê ở thôn Nghĩa Lập ( tác giả nhầm, là thôn Phú An), xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Anh là người con thứ tám của ông bà Tú, một gia đình khá giả ở nông thôn. Anh có ba người anh ruột đi kháng chiến và tập kết ra miền Bắc.
Anh giác ngộ và hiểu cách mạng từ lúc anh còn ngồi trên ghế nhà trường. Bấy giờ bọn ngụy đã bày trò "tố cộng", khủng bố và trả thù những người tham gia kháng chiến, những gia đình có người đi tập kết, nhất là những đảng viên đảng cộng sản trước đây, Quê hương anh phủ lên một màu tang tóc, Bao nhiêu gia đình bị bắt bớ, tra tấn và tước đoạt tài sản, Chị em trong thôn xóm bị chúng cưỡng ghiếp hoặc phải ký giấy ly dị với chồng mình vì đã đi tập kết ra Bắc.

Căm hờn và uất ức trước những việc làm tàn bạo, những thủ đoạn tuyên truyền bịp bợp mị dân của bọn giặc, anh Tuyến không còn kiềm chế được nữa, đã dũng cảm xông lên tỏ rõ thái độ bất khau61n của mình trước nhân dân quần chúng, trước gươm súng quân thù tại làng quê anh - xã Đức Hiệp. Anh đã coi thường những đòn tra tấn cực kỳ man rợ, đã làm cho bọn địch phải khiếp sợ và bó tay.

Cái chết của anh Tuyến đã gây xôn xao dư luận của nhân dân trong cả huyện, Riêng tôi, hình ảnh người bạn cũ quằn quại trên vũng máu mãi in sâu trong tâm trí, đã luôn thôi thúc tôi phải làm gì để trả mối thù ấy.

Sau ngày miền Nam sạch bóng quân thù, đất nước được hòa bình thống nhất, gia đình chia ly được đoàn tụ, anh Tuyến được Tổ quốc ghi công, nhưng kẻ thù hèn hạ giết anh đã vùi mất xác, đến nay gia đình vẫn chưa tìm được.

Hình ảnh anh lại hiện rõ trong tâm trí của tôi - một học sinh, một thanh niên, một người bạn đầy khí phách.

Đầu năm 2002.

-------------

Khi mình ra làm việc từ năm 1985 đến nay mình thấy rõ chế độ ưu việt của đảng cộng sản Việt Nam:

Khi ở Nha Trang còn làm ở viện Vắc-xin Nha Trang, bà kê viện trưởng đã kết nạp chị yến, người Tuy Hòa, ba bị cách mạnh xử bắn vì chỉ điểm bắt người họat động cách mạng nằm vùng.
Đến khi vào làm viện Pasteur tp.Hồ Chí Minh thì đảng bộ viện cũng kết nạp cho chị Hương, bố làm cho CIA.
Quá đã.

Mình chả là "đối tượng" bao giờ nên chả biết họ phấn đấu thế nào, nhưng thành tích khoa học, bài viết và ứng dụng cho đời sống thực tiễn chắc chắn hai người này không thể so với mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét