Chùa Xá Lợi Tóc, Colombo, Srilanka 3/2018 |
Truyện học từ hồi tiểu học "Sự tích quạ và công", tại sao con quạ có màu đen xấu xí để dạy trẻ con không nên ăn tham.
Chả biết mình có tính tham ăn hay không mà chỉ thấy tự nhiên có thành kiến với loài quạ.
Rồi lại nghe người lớn bảo con quạ nó ăn xác chết... Hồi bé ở ngoài bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thi thoảng bỗng nghe tiếng kêu quạ, quạ... như hoảng hốt mỗi độ thu đi, đông về lạnh lẽo thấy cũng sợ sợ.
Thế rồi, năm ấy còn ở Nha Trang được đọc bài thơ "Đêm thu nghe tiếng quạ kêu" của nhà thơ Quách Tấn (1910 - 1992) mê mẩn, lạc mất cả hồn.
Từ ô y hạng rủ rê sang
Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng...
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng,
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng.
Bồn chồn thương kẻ nương song bạc,
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng.
Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi,
Tình hoang mang gợi tứ hoang mang...
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng,
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng.
Bồn chồn thương kẻ nương song bạc,
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng.
Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi,
Tình hoang mang gợi tứ hoang mang...
Từ bấy đâm để ý đến loài quạ
Khi đi học nước ngoài, mình đã bị con quạ
hoàn toàn chinh phục. Lúc nào con quạ, tiếng quạ kêu cũng gắn với hình ảnh mùa
thu, đêm trăng lạnh lẽo.
Bên châu Âu, thấy thương bầy quạ
rét mướt lặn lội trên những cánh đồng cỏ thoai thoải lưng đồi nay đông đã phủ tuyết
trắng xóa. cả tiếng mấy con quạ kêu nhao nhác trên những cành cây đã trơ trụi
cả rồi. Bên ấy, mùa đông người ta vận động các gia đình mua những bao thức ăn khô làm sẵn cho chim
để ngoài trời giúp nó khỏi chết đói lạnh.
Cơ quan mình, vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hay có 1, 2 cặp quạ bay về. Thi thoảng nghe tiếng quạ, quạ... làm mình thấy vui thích vô cùng.
Cơ quan mình, vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hay có 1, 2 cặp quạ bay về. Thi thoảng nghe tiếng quạ, quạ... làm mình thấy vui thích vô cùng.
Lạ là vùng Trung Á, Ấn Độ, Srilanka, Nepal, Bangladest quạ nhiều vô số. Nhiều hơn cả chim sẻ bên ta.
Chúng sống chung với người nên chả sợ gì người. Vậy nên tha hồ mà quan sát chúng: hình dáng, màu sắc, hành vi...
Ở Bangladesh thì sáng sớm chưa mở mắt đã nghe tiếng quạ kêu inh cả lên hòa trong tiếng loa ngày 5 lần gọi người Hồi đến giờ cầu kinh. Quạ nhiều đến nỗi cứ thắc mắc dân đông đúc, nghèo lắm lấy gì cho chúng ăn mà chúng nhiều đen đặc thế?
Ở Lumbini, Nepal thì không đông đặc nhưng quạ khá to. Mình thích theo chúng từng bầy nhỏ trên mặt đất hay xà xuống đậu ở những cây nhỏ gần nhà. Nhìn chúng nhao nhác cũng vui vui.
Thích nhất là nhìn bầy quạ sống quanh chùa ở Srilanka. Con quạ đực ở đây trông rất oai: Đầu chúng có cái bờm lông xù ra như sư tử. Trong đàn quạ thường có các cặp hay đi riêng cùng nhau. Cách âu iếm của quạ lặng lẽ, không đấu mỏ, rỉa lông... cho nhau. Chúng đứng cạnh nhau, con cái áp mỏ lên cổ con đực, một lát chúng lại thay đổi vị trí áp mỏ lên cánh.. chúng đứng im phăng phắc cứ như đang cùng suy nghĩ điều gì lung lắm. Mình có thể nhìn chúng rất lâu, vừa thấy thú vị vừa buồn cười.
Lũ quạ quanh chùa ở Srilanka không ồn ào. Chúng quanh quẩn bên cây bồ đề hay trên mặt đất, thi thoảng bay vào chỗ bàn nơi dâng hoa, cơm trắng và sữa lên Đức Phật để mổ vài hạt cơm, chỉ lẻn vào mổ cơm từng con mà không tranh rành ồn ào. Nhìn hiền hòa lắm. Cảm giác nếp sống giản dị tự tại của chúng sinh đất Phật Srilanka thấm sâu vào người, động vật, cỏ cây... Trong lòng bỗng trùng hẳn. Ước gì, một ngày nào đó không xa lắm, người Việt Nam không còn thích phô trương, xa hoa, hơn thua, không còn săn bắn, giết hại động vật thiên nhiên, không mua sừng tê, ngà voi... gây nên chồng chất nghiệp chướng khiến quốc gia khổ nạn trùng trùng không biết khi nào mới dứt. Đất nước Việt Nam thiên nhiên đẹp đến thế, hùng vĩ thế. Buồn.
Mỗi nếp chùa Ấn Độ, Nepal, Srialanka luôn có hình bóng con quạ đen đủi, nhìn như là lủi thủi vất vả tội nghiệp... vậy mà lại thân thiết, Nhung nhớ biết bao
Chùa Cội Đại Bồ Đề, Chùa Xá Lợi Tóc Colombo, chùa Xá Lợi Răng cố đô Kandy,
Srilanka tháng 3 năm 2018
Srilanka tháng 3 năm 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét