Tác giả BIOSUBTYL, Nhân viện viện Vacxin cùng Phó giám đốc và DS Thương, TP. kiểm định PHARIMEX Sài Gòn năm 1989 |
Biết nói gì đây về Bình Thuận
Những ngày Bình Thuận khảng khái đứng lên sau bao năm chịu thiệt thòi, mất mát trên mảnh đất cha ông nhiều đời khai khẩn, sinh sống.
Bão táp đã xảy ra. Đồng bào tương tàn nhau vì mất đường sinh sống, cư ngụ.
Có đau xót nào bằng sau cuộc nội chiến chưa lùi vào dĩ vãng, còn quá nhiều đau thương không thể chôn vùi, nay lại máu lửa
Trong ký ức hơn 30 năm về trước của thập niên 80. Đất nước chìm trong đói rách và vượt biển tìm con đường sống.
Tiêu chuẩn một tháng của một bác sĩ là hơn chục kg gạo và 1 năm được phiếu 5m vải. Nhu yếu phẩm gì nữa không còn nhớ nữa.
Còn nhớ tết năm 1986, ba ở chiến trường Stung Treng, Căm pu chia gửi 1kg đậu đỏ cho mình ăn tết ở hộ tập thể viện Vắc xin Nha Trang. Ba còn gửi 1kg sà phòng bột Tide bảo là có một cậu lính năn nỉ mua dùm lấy tiền mua quà về phép thăm nhà. Sau mở ra giặt thì toàn là bột, trắng đục, chỉ có tẹo bọt. Tết năm ấy chia mấy thìa bột ngọt, hạt tiêu đếm mấy chục hạt gì đó, phiếu vải mua 5m vải tám hoa tím nho nhỏ...
Nghiên cứu khoa học của phòng Kiểm Định Văc-xin những năm ấy chỉ nhằm làm ra cái gì đó kiếm thêm tiền cho nhân viên phụ vào đồng lương "uống cà phê" như một đồng nghiệp sau này nói như vậy.
Cũng may khi ấy mới ra trường, độc thân. Sao cũng được.
Xuất phát điểm nghiên cứu sản xuất men tiêu hóa BIOSUBTYL của mình là ông trưởng phòng sau khi lên phân viện vắc-xin Đà Lạt thấy ông trưởng phòng trên đó dùng máy đông không giữ chủng giống sản xuất và kiểm định vắc xin để đông khô Bacillus subtilis sản xuất men tiêu hóa trị tiêu chảy. Thiết bị đông khô là của Anh, loại này phòng kiểm định Nha Trang cũng có. Nó nhỏ xíu, mỗi lần chạy 24 tiếng chỉ làm đông và khô vài trăm ml huyền dịch sinh học. Câu chuyện này nói sau. Tóm tắt là mình đã làm ra qui trình qui mô công nghiệp sản xuất ở Nha Trang và lên Đà Lạt dạy lại cho viện Đà Lạt. Và bọn họ đã cướp công trình của mình từ bấy đến nay. tất cả cộng tácviên của mình cũng chả được xu nào. Nay nó về tay một tên GS.TS. tham tàn, gian dối làm cai đầu dài cùng một nhóm ngưu tầm ngưu. Nhân viên viện Vắc xin Nha Trang cũng chả được xu nào. Tay viện trưởng thì chắc chắn trong nhóm ăn chia rồi. Kể sau nhỉ
Vì BIOSUBTYL ấy nên phải ra vào Nha Trang-Sài Gòn nhiều lần. Trên cái Toyota xanh dương do UNICEF tài trợ ngày ấy, cô bác sĩ trẻ nhỏ nhắn xinh xắn thơ ngây bơi vào biển lớn
Nha Trang - Sài Gòn, quãng đường dài ấy ngày xưa hai bên đường hầu hết đơn sơ, nghèo như những chiếc lều tạm. Nắng và gió.
Tuy nhiên, lứa 5X, 6X, hẳn còn nhớ dải bờ biển cát và núi đá như không bóng người Cà Ty, Cà Ná đẹp hoang dã như thời hồng hoang, khi ấy là tỉnh Thuận Hải.
Lần nào đi qua cũng xuýt xoa. Thế rồi một lần, anh Thạch lái xe của cơ quan dừng xe chỉ cho xem một cái miếu nhỏ xây trên một khối đá bên đường. Anh kể lại
Có một người phụ nữ đi buôn chuyến. Thời ấy, sau 75, ngăn sông cấm chợ, khổ lắm. Chị theo xe đò mang hàng bồng theo đứa con nhỏ vào Sài Gòn bán. Đứa bé bệnh và sốt. Đến đoạn này bé không đi với mẹ nữa. Bé về trời. Xung quanh đều biết và bác tài nói chị xuống xe. Hàng hóa chất trên nóc xe không mang vào sẽ hỏng. Chị bồng bé đặt lên phiến đá lớn bên đường, đắp khăn lại. Đi tiếp.
Vào Sài Gòn xong việc trở ra. Bé nằm dính trên phiến đá. Chị đặt bé nằm đó rồi xây ngôi mộ nhỏ với ái am bên cạnh. Cái am đấy đây.
Anh Thạch nói xong rồi lên đường đi tiếp
...
Ngày ấy đi đường ở vùng NInh Thuận là vùng có nhiều đồng bào Chăm sinh sống. Bình Thuận thưa dân. Thưa lắm. Thi thoảng giữa trưa nắng gặp một, hai chị người Chăm ngồi bên đường nhựa nóng hổi, tay cầm cái rổ che đầu.
- Anh Thạch ơi, sao họ lại ngồi ngoài trời nắng thế?
- Họ bị sốt rét, ngồi cho đỡ lạnh
Biển xanh, cát trắng
Đây Cà Ty
Đây Cà ná ...
Liên hoan quần chúng ngày ấy chiếu Bình Thuận với điệu múa Chăm và hình tháp Chàm u ẩn, vang lên lời hát đầy tự hào
Đây Cà Ty
Đây Cà Ná
....
Nơi sau này xây phòng Kiểm định, viện Vacxin Nha Trang |
Ta trong vai Nữ thần Ánh Sáng ban thuốc quí - Văc xin cho loài người |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét