Từ những năm
thập kỷ 90, chương trình PAM , một dự án lớn của quốc tế tài trợ cho Việt Nam
phủ xanh đất trắng đồi trọc, tăng
cường chống lũ,
tăng cường lá
phổi xanh
cho trái đất đã giúp Huế, xứ sở yêu mến thiên
nhiên, cây cối được nâng
lên đến tầm như thưởng lãm
nghệ thuật là truyền thống của người Cố Đô. Sự tinh tế, nhẹ nhàng
về sơn thủy, nhà
vườn... là
máu thịt của con
người xứ Huế nói
chung.
Vào học ĐH Y Huế năm 1978-1984, ngày ấy vùng ngoại ô Huế bao gồm các đàn tế Nam Giao, Xã Tắc, các khu lăng tẩm, đền chùa sau chiến tranh là những vùng hầu hết là đồi trọc sỏi đá, khô cằn, nắng lửa. Chỉ có một ít cây còn xót lại thưa thớt, đìu hiu. Ngày ấy cùng bạn học vẫn thỉnh thoảng đạp xe đi lên những vùng ấy rong chơi. Những địa danh quen thuộc phía nam sông Hương là lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng... Điện Hòn Chén, đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An, núi Ngự Bình, núi Bân... phía bắc sông Hương là Đại Nội, chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, Bãi Dâu... Hay dọc ra biển Thuận An là Cồn Hến, Vĩ Dạ, Dương Nỗ...
Tối cuối tuần thời ấy thi
thoảng tụ tập nhau ở cà phê
vườn Dòng
Sông Xanh đặt theo tên bản nhạc của Johann
Stsauss bên sông Hương ngay dốc Đập Đá,
Vĩ Dạ, một nơi khá đông khách
sinh viên nhưng yên tĩnh
và nhạc hay.
Những cái tên quán cà phê được giới sinh
viên thi thoảng với ít tiền còm
cõi của thập niên
80 hay ngồi là Tổng hội sinh
viên, Liễu quán,
Hồ Tịnh
Tâm... Cái thú của cà phê ngày ấy là được nghe
những bản nhạc hay rất hiếm. Đôi
khi xa nhà, bước vào quán bỗng
nhiên réo rắt Bức Thư gửi nàng
Elise, hay thời ấy, những bản nhạc Pháp
rất phổ biến bấy giờ là
Main dans la main, Bang bang, Mal, Oh mon amour... Lúc ấy ai
kén cá chọn canh rằng âm
thanh chưa hay
vì băng hoặc đĩa đã cũ quá hoặc sao
chép nhiều lần... Những âm
thanh quen thuộc ấy nay đôi
khi vang lên trong tiềm thức, khi
bắt gặp một cảnh quen
thuộc đánh
thức, hay
một ngày
kia ngồi trong
xe đang chạy mải miết trên
con đường ngoại ô
châu Âu trong mắt là vườn, nhà
rừng cây
lướt nhanh
bên đường.
Cũng có thể là một đêm
cuối năm tuyết rơi vần vũ
trong pha đèn đêm...
...
Cũng thường đi Huế sau
khi tốt nghiệp, đặc biệt là 10
năm lại đây
có năm đi tới 2, 3 lần.
Chỉ khoảng 2
năm lại đây,
tp Huế mới có
chút khang trang.
Tuy nhiên phong cảnh Huế và vùng ngoại ô thì nay nhìn thật khó mà đẹp hơn hơn được.
Tuy nhiên phong cảnh Huế và vùng ngoại ô thì nay nhìn thật khó mà đẹp hơn hơn được.
Hầu hết các tỉnh miền Trung
nghèo đều dùng
tiền của PAM để trồng bạch đàn,
keo, chàm bông vàng để khai thác cây làm giấy ngắn vụ. Nhưng Huế thì phủ xanh hầu hết xung
quanh bằng
thông lá nhọn.
Đã hơn hai mươi năm, những cây
thông xanh non ngày nào đã cao hơn 10m lọt vòng
tay ôm. Thảm thực vật nhờ bóng
mát, giữ ẩm cho đất đã trở lại phủ xanh mặt đất sỏi đá cằn cỗi mà tâm trí còn nhớ rất rõ.
Nhớ cả những đám
cỏ vộc đầu chưa kịp xanh
đã ngả sang
trắng bạc như mái tóc cháy khô xơ xác trong nắng lửa miền
Trung.
Thật là trân quí PAM, người làm dự án, người giữ gìn
non xanh nước biếc để tháng
3 mùa xuân này - 2014, cùng nhóm bạn gái gặp lại sau
35 năm tính từ ngày viết đơn tình nguyện ra
chiến trường biên
giới phía
Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 (nhưng cuối cùng
trường
không tuyển chọn SV
đi).
Gặp lại nhau
lần này
đã ngoài 50, không còn dễ dàng để nói ra
những điều mà năm
tháng đã làm người phụ nữ có phần yếu mềm đi,
không còn dám nói lời bông đùa dễ dàng
như ngày nào. Cả ba chỉ nói rất ít về cái điều máu lửa trích
máu điểm chỉ vào chữ ký đơn tình nguyện phục vụ chiến trường biên
giới ấy. Trải nghiệm cuộc đời đã
làm cho cả ba hiểu giá
trị cuộc sống qua
từng
ngày. Cả ba có
phần lặng lẽ, thoảng qua
những ý
nghĩ dưng dưng...
câu nói bỏ dở lưng chừng.
Huế tháng ba lúc nào cũng có thời tiết rất đẹp: Khô
ráo, se lạnh và muôn nơi cây cối đâm
chồi nảy lộc biếc xanh
hay những vòm
cây bừng lên
cả vầng chồi lá lộc hồng đậm suốt những con
phố.
Cuộc đời trôi
qua nhanh biết bao.
Không như ngày xưa đi học còn
vang tiếng vọng dư âm chiến tranh
khi tập văn
nghệ trong
trường bài
hát phổ thơ của nhà
thơ Nguyễn Khoa
Điềm: “Mẹ thương
Akay, mẹ thương làng đói, con
mơ cho mẹ hạt bắp lên đều... Mặt trời của bắp vẫn nằm lưng núi,
mặt trời của mẹ con nằm trên
lưng...”. Huế hôm
nay vọng
trong đêm trên sông Hương êm đềm là những điệu hò Huế, là
khúc Nam Ai, Nam Bằng và những ánh
đèn màu vui mắt được thả xuống sông
lung linh làm sáng thêm những cuộc sống đã
có vị may mắn...
Buổi sáng mùa xuân trên sông Hương có đàn cò sải cánh,
có đàn én chao lượn vun vút bên cửa sổ.
Xaxa, bóng con thuyền cau
bé nhỏ và người chèo
thuyền vẫn
nghiêng mình khua mái chèo đưa khách sang ngang đến bến Đông
Ba, Gia Hội, Vĩ dạ, Cồn Hến...
Ngược dòng sông, dãy núi mờ xa trong màu xám, cây cầu Phú Xuân thanh mảnh thấp thoáng trong sương sớm.
Huế lặng lẽ như thuở nào.
Ngược dòng sông, dãy núi mờ xa trong màu xám, cây cầu Phú Xuân thanh mảnh thấp thoáng trong sương sớm.
Huế lặng lẽ như thuở nào.
_____
Huế, 2014 tháng 3, Rằm xuân
tháng 2
Trời tháng 3 Hues vẫn mưa sụt sùi và rét mướt, những con đường thân quen như Ngô Quyền, Trương Định, Lê Lợi lại gợi nhơ đến một thời sinh viên . Ngoảnh lại đã 30 năm rồi nhỉ? Từ cái thủa ban đầu bỡ ngỡ của những cô cậu tân sinh viên 17, 18 bây giờ đã lên chức ông chức bà. Quán cà phê Tổng Hội, Liễu quán, quán xôi hon TRương Định vẫn còn đó như muốn giữ lại chút hồn của dĩ vãng , ngày ấy có một nữ sinh , mái tóc mây , đôi mắt nhung huyền ngồi một mình trong Tổng Hội , bên ly cà phê , có lẽ bản For Elise vẫn còn vọng lại đâu đây trên con đường của tuổi ban đầu mình cảm nhận được thế nào là buồn, thế nào là vui, thế nào là giây phút ngập ngừng của tuổi chớm yêu.
Trả lờiXóaTôi đến bên công viên Kim Đồng, trước cư xá Minh Khai bồ hồi nhớ lai. cũng những ngày này, tháng 3 tôi đến thăm nàng vào một buổi chiều ánh nắng liêu trai gần tắt, không biết tôi có gây ra lỗi gì không, mà khi rời khỏi phòng nàng, tôi nghĩ tôi là thằng con trai khờ nhất, những cánh hoa xoan tim tím rơi lã chã, tôi biết rằng đúng mùa xuân năm ấy tôi vừa tròn 22 , còn nàng có lẽ 20.
Huế 22/3/2014
"Quá khứ không truy tìm
XóaTương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây..."
Trích: (Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả (Mahàkaccànabhaddekaratta sutta)