Thứ Tư, 23 tháng 7, 2025

Thăm Lumbini ngày 3 tháng 9 năm 2016 (p4)

 


Sau khi ăn sáng ở Mirage Inn cùng nhóm bạn, mọi người cùng nhau vào thăm vườn Lumbini

Vì mấy bạn xe túc túc lại đưa đến cổng khác phía bắc vườn Lumbini nên cùng nhau thăm khu vực tháp Hòa Bình Thế giới trước, hồ hoa súng. Chùa Hòa Binh Thế giới do các nhà sư Nhật Bản xây dựng qui hoạch tôn nghiêm, trang nhã, nguy nga. 

Sẽ viết riêng về chùa Hòa Bình Thế GIới với những điểm đặc biệt, cảm động

Sau khi thăm chùa Hòa Binh, mình tách ra đi thăm một mình để được tìm hiểu, ngắm nghía kỹ càng mọi nơi của Vườn, theo những chi tiết đã tìm hiểu trước trên mạng. Mình hẹn mọi người sẽ về khoảng 4 giờ chiều

Để an toàn, minh không thuê xe ôm có đội ngũ sẵn sàng khá đông, mình vào môt quán ăn nhỏ ngay trong Lumbini, gần chùa Hòa Bình Thế Giới hỏi chủ quán mình muốn thuê chở mình thăm một vòng vườn Lumbini. Anh chủ quán khoảng trên dưới 40 tuổi và vợ bán quán cơm. Sau khi trao đổi với vợ, anh ấy nói sẽ đưa mình đi vì vợ không biết tiếng Anh, giá là 1500 rupi. Mình ok và đi. Anh ta trở mình đi môt vòng và giới thiệu toàn bộ vườn Lumbini, sau đó mình đề nghị cho mình dừng ở chỗ Ngọn Lửa Hòa Bình và nói khoảng 2 tiếng quay lại đón mình, để mình tự tha thẩn thăm lại những điểm mình muốn.

Mình đi vào đền thờ Mẹ Maya, có một anh bạn an ninh đền đề nhị hướng dẫn mình tham quan, mình ok. Ngày đấy, nơi được cho là có tảng đá đặt Ngài lúc mới ra đời chưa bị ngăn cách xa như sau này. Rồi ra thăm Cột Sắt vua Ashoka đặt đáng dấu nới Phật đản sinh, hồ nước, Cội Bồ Đề... Trời nắng to, mình ngp62i dưới một gốc cây to, nhắm mắt cảm nhận ... 

Ra khỏi khu vực ranh giới an ninh, đi ra nơi có Phật Đản sinh có khắc " Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn", rồi tớn Ngọn Lửa Hòa Bình cũng là nơi bắt đầu của con kênh lớn chạy chính giữa dọc theo vườn Lumbini. Nhìn xuống mặt nước có đàn gọng vó nhảy tung tăng. Mấy chục năm rồi nay mới thấy chúng lại  

Mình vào Thiền viện Myanmar thay lại áo dài bằng bộ váy vàng mát hơn. Mình đã lần đầu thấy một loài hoa mảnh mai xinh đẹp, sau này biết tên là hoa Bỉ Ngạn

Như thói quen yêu thích là ngắm nhìn thiên nhiên, cây cỏ và quạ...

Vườn Lumbini có thả những con nai sống tự do

Có nhiều loài chim

Nhiều loài cây riêng, đặc chủng

Viện bảo tàng Lumbini có kiểu kiến trúc lạ

Những tòa tháp vàng ánh lên dưới nắng. Trời nắng nóng. Thong thả bước đi qua các đền, chùa của các nước. Nhiều nơi đang xây dựng to lớn nhưng còn dở dang.

Lang thang trong thảm cỏ Kusa hoa trắng xóa nghiêng nghiêng. Bước qua những vũng nước. bước vào những ngôi nhà nhỏ lợp tôn của người địa phương. Đứng ngắm mấy con quạ chí chóe trên cái cây bên nhà. Gặp cô bé đang lấy nước bên cái giếng khoan, mình bước đến và thử khoát tay múc nước lên rửa mặt. Nước trong vắt nhưng vẫn thoảng mùi bùn. Mình lấy ra cái kẹp tóc mua sẵn từ ở nhà cho cô bé.

Ghé thăm tu viện nữ, có donate vào thùng một ít. các tu nữ luôn vất vả hơn tu nam. rồi ra quán nước nhỏ bên cạnh ngồi uống nước. Gặp một anh đứng tuổi cũng đang ngồi đọc sa1chm nhìn giống thấy giáo. Minh chào rồi ngồi bắt chuyện. Anh ta nói anh là kỹ sư điện ở Kathmandu đã nghỉ hưu và muốn về đây học và hành Phật Pháp. Mình thầm nghĩ giá mình cũng được thế

Các loài hoa ở Lumbini cũng như Nepal có màu sắc rất đậm, hoa trắng cũng trắng như tuyết.do khí hậu cực đoan. Nóng lắm và lạnh lắm

Rồi anh chủ quán đến đón. Tôi nói anh chở tôi đến chùa Việt Nam. Có 2 chùa Việt Nam ở Lumbini
Phải nói chùaa Việt Nam ở Lumbini không đẹp lộng lẫn như nhiều ngôi chùa của các nước khác, cũng không mang nét thân thuộc truyền thống.

Tu viện Linh Sơn, Lumbini Nepal



Tu viện Linh Sơn trì cũng khá to nhưng bê tông nặng nề. Nghe nói sư cô trụ trì đã vô cùng cố gắng với tu viện Linh Sơn. Không có nhiều các vị đến đây tu nên việc trong thiền viện nhiều mà ít người đỡ đần








Chùa An Quốc Tự trong khuôn viện có chùa Một Cột, có bản đồ Việt Nam có ao sen... khá rộng nhưng um tùm, cảnh quan toàn cảnh trong mắt mình rất lộn xộn, thất vọng. Cỏ cây mọc như không có người chăm sóc. 

An Quốc Tự, Lumbini

MInh lưu lại chùa An Quốc Tự này khá lâu vì mấy con sếu đầu đỏ sống trong vườn mà vị trụ trì gọi là hồng hạc. Phải nói là rất hạnh phúc khi được gần những con sếu đầu đỏ hiền lành này nhẩn nha đi ngay bên cạnh. Nhìn bước chân cao nhẹ nhàng bước đi kiếm mồi của hai chim bố mẹ cho con mà mình không tin nổi thật may mắn. Lumbini là nơi sếu đầu đỏ sống định cư cũng như khắp vùng này. Mình đưa máy ảnh Nikon cho anh sế xe máy và hướng dẫn anh cách chụp. Cũng được vài kiểu khá ngon lành. Đi trên đường nhìn lên trời mà thấy có hai con chim đang bay vòng tròn, nhìn rõ không cao lắm thì cặp chim đó chính là sếu đầu đỏ. Được nhìn thấy cảnh này thật đẹp đẽ, hạnh phúc




Làm sao mà lại chọn bộ áo dài và quần có màu hệt như sếu đầu đỏ thế này


Mình cũng đi dọc con kênh đào dọc theo trung tâm vườn Lumbini nhìn mấy con quạ. Chúng khá to nhưng không theo đàn mà bay từ cây này sang cây khác một mình. Ngắm rừng cây liễu cổ thụ ngập nước um tùm ven kênh...

Loanh quanh cũng cả giờ đồng hồ, mình nói anh chở mình đi mua tượng Phật về tặng gia đình rồi về quán anh ăn cơm. Minh ăn cơm trắng với trứng chiên, rau sa lát và chút canh, Rất may là anh và vợ chuẩn bị riêng cho minh, không phải ăn các gia vị luôn có mùi masala, là hỗn hợp rất nhiều gia vị hỗn hợp nghiền chung thành dạng bột nêm vào khi nấu, mùi điển hình của thức ăn Nepal, Ấn Độ, rất ngán 

Một ngày lang thang trong vườn Lumbini, nắng nóng đầu tháng 9, mặt mình đỏ như tôm luộc như vô cùng hạnh phúc

Tu viện Myanmar, Lumbini

Hoa bỉ ngạn ở tu viện Myanmar
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét