Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và Bồ tát Louis Pasteur |
Mình bắt đầu đọc tiểu sử của một ai đó không phải của các nhân vật
lãnh đạo của chính phủ mình, mà bắt đầu đọc lần đầu tiên là đọc tiểu sử
của bà Condoleezza
"Condi" Rice (sinh vào năm
1954) là Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ của ông Clinton tổng thống Mỹ và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Khi đọc tiểu sử hai bà, biết ngay được các bà đã được ăn học như thế nào và tóm tắt về sự nỗ lực của các tướng bà này ra sao. Quan trọng nhất là biết ngay được họ đã làm được những gì đóng góp cho xã hội trước khi ngồi vào ghế quyền lực: Đã hạn chế sự sai phạm, sự đổ vỡ ảnh hưởng tới người dân, quốc gia của họ, đưa ra ý tưởng mới về điều hành, thúc đẩy một phương diện nào đó của xã hội... Kèm theo đó là rất nhiều các bài báo bề họ, sự đấu tranh không mệt mỏi, tính trung thực, nghị lực gang thép và kiên định của họ theo đuổi lý tưởng.
Khi đọc tiểu sử hai bà, biết ngay được các bà đã được ăn học như thế nào và tóm tắt về sự nỗ lực của các tướng bà này ra sao. Quan trọng nhất là biết ngay được họ đã làm được những gì đóng góp cho xã hội trước khi ngồi vào ghế quyền lực: Đã hạn chế sự sai phạm, sự đổ vỡ ảnh hưởng tới người dân, quốc gia của họ, đưa ra ý tưởng mới về điều hành, thúc đẩy một phương diện nào đó của xã hội... Kèm theo đó là rất nhiều các bài báo bề họ, sự đấu tranh không mệt mỏi, tính trung thực, nghị lực gang thép và kiên định của họ theo đuổi lý tưởng.
Lần thứ hai, mình thực sự tìm đọc và tìm hiểu về tiểu sử nhân vật
lãnh đạo là trước một lần họp của Hội Đồng Khoa Học Viện Pasteur tp. HCM mà
mình là ủy viên thư ký, với "Hội đồng cố vấn Khoa học, Công nghệ Quốc gia
của thủ tướng chính phủ", ngày 27 tháng 11 năm 2007. Hội đồng này được
thành lập trước đó đâu khoảng chục năm.
Trước 1 tuần, mình nhận được công văn về nội dung cuộc họp và các
vấn đề liên quan.
Mình rất nghiêm túc. Ngồi vào tìm đọc trang mạng của tổ chức này
tìm hiểu thành viên, chức năng nhiệm vụ và công việc họ đã, đang và sẽ làm.
Thật là tuyệt vời.
Bài mới nhất của tổ chức này đăng cách đấy 3 năm.
Công việc chủ yếu của tổ chức là đi thăm các nước để "mắt
thấy tai nghe" và đi đến các Viện, các trường mắt thấy, tai nghe ý kiến
đóng góp của những người như mình và đâu đấy quanh mình, về phản ánh lại với
thủ tướng chính phủ. Nghe rất có lý.
Mình đọc "tóm tắt quá trình đào tạo và công tác" của các
quí vị thấy đều được học hành bài bản ở các nước Đông Âu cũ về. Có một vị GS
Việt Kiều thì ở Tây Âu về. Quá trình làm việc thì tất cả đều từng làm giám đốc,
hiệu trưởng... đã về hưu, sắp về hưu và đang làm việc. Trước đó là GS. TS.
Hoàng Thủy Nguyên là Chủ tịch hội đồng cố vấn, sau vì bệnh nghỉ, lúc này là Bộ
Trưởng GDĐT Nguyễn Thiện Nhân nhưng ông không có mặt.
Mình cố tìm đọc một vài dòng đóng góp của các qúi vị trong hội
đồng đại loại có công ít nhiều như là: Giải
thưởng sáng kiến giải pháp kỹ thuật đưa vào sản xuất máy cày phù hợp cho qui mô
đồng ruộng lúa nước Việt Nam, Áp dụng trồng thông lấy nhựa ở vùng đất bạc màu
nhưng hợp thổ nhưỡng với cây thông dầu ở Nghệ An... nhưng không thấy
bài nào.
Hầu hết các bài viết về từng cá nhân đều là đã tham gia cuộc họp
này, chủ trì cuộc họp nọ, thăm nước này, đến nước kia. Mình cố tìm các công
trình khoa học hay sản phẩm KHCN của họ nhưng không tìm thấy gì trong nhiều
chục ngàn trang có tên của họ. Có lẽ một phần do các tạp chí KHCN của các
trường, viện chưa đưa vào hệ thống mạng hóa các bài viết... Bó tay.
Chả có công trạng gì, dù chỉ vài dòng tóm tắt đại loại như trong
tiểu sử của các tướng bà Rice và Merkel.
Thực tế, nền kinh tế tri thức là con đường tất yếu và không thể
tiến từ từ vì bản chất của tri thức là sự thật và tri thức là kế thừa và tạo ra
các bước nhảy vọt không chỉ trong KHCN mà trong cả tư duy của cả xã hội.
Tuy thế, mình vẫn soạn nội dung trình bày các thắc mắc và đề suất
của mình có trong nội dung mà đoàn dự tính sẽ tham khảo ý kiến.
Mình cũng hỏi về việc khứ hồi trả lời các đệ trình đã nêu
đưa lên chính phủ sẽ về viện như thế nào.
Con đường đi lên và khứ hồi là vô hình. Nó tùy thuộc vào từng vấn
đề, từng chủ trương v.v... Ông trưởng đoàn trả lời như vậy. Ban cố vấn chỉ đi
tìm hiểu rồi trình lên chứ không có quyền hạn gì.
Mặc dù vậy, vì đã cất công tìm hiểu, sọan thảo cẩn thận ra những
đóng góp mà với sự hiểu biết, tầm nhìn của mình, mình vẫn viết ra giấy rất đầy
đủ và trình bày với các qúi vị. Trong đoàn, có khoảng 3,4 quí vị rất để ý
đến báo cáo của mình và có vẻ đánh giá cao. Có vị khi kết thúc cuộc họp nói với
mình rằng: "Tôi tiếc là tôi chuyên ngành Hóa học, tôi mà bên vi trùng học
thì chị sẽ có đầy đủ phòng thí nghiệm và mọi thứ cần thiết cho đam mê vi trùng
của chị cũng là cho chính cty và người dân. Chị tha hồ mà đóng góp. Thật
tiếc". Một vị khác khuyên: "Phải vượt lên chính mình".
Viện trưởng mới của mình hơi sốc về những gì mình trình bày và
nói: "Tôi mới nhận cương vị này 3 tháng..."
Sau đó 1, 2 năm ông Nguyện Thiện Nhân đã giải tán ban cố vấn này.
Mình thấy quyết định này thật đúng đắn.
Một số vị mình biết có doanh nghiệp khoa học riêng vẫn phát triển
cho đến nay. Còn thì mình chẳng biết tin hầu hết quí vị còn lại.
Riêng cô thư ký ban Cố vấn thì mình vẫn liên hệ vì bán cho cô ấy
các sản phẩm sinh học của mình cho con cô ấy và bạn bè của cô cho đến mãi về
sau mọi việc đã tốt và cô không cần sản phẩm hỗ trợ nữa. Sau buổi họp, cô ấy
bảo nghe mình nói về sản phẩm của mình cô ấy chỉ mong đến cuối cuộc họp để hỏi
thăm cho con dùng...
Đoàn cố vấn cũng đến doanh nghiệp khoa học tự hạch toán của bạn
mình tại một trường đại học. Anh ấy cũng nhận định như mình.
Cho đến hôm nay, khoa học công nghệ tại cơ quan mình còn tệ hơn
năm 2007 vì chủ tịch HĐKH có kiến thức bé nhỏ, thật khôi hài khi đặt cô ấy là
chủ tịch và ếch ngồi đáy giếng khi nhận vị trí này. Cô ấy học chuyên ngành sinh
học, không có tầm nhìn tổng quát y học hay y sinh học. Công trình không có gì,
cái mà nổi tiếng thì lại là không có thật. Cho đến nay cứ vớ vớ vẩn vẩn bên thú
y, trong khi Viện Pasteur tp. HCM có rất nhiều việc của dân y mà không biết bắt
đầu từ đâu. Hừm…
Có vị từ viện nay làm bộ trưởng, cũng nỗ lực nhưng ôm đồm và ham
danh quá mức chưa giải quyết được bất kỳ việc gì do tồn đọng hay phát sinh mới.
Xét cho cùng, bà bộ trưởng cũ so với cô mới này chả biết gì cũng làm bộ trưởng
y tế đấy thôi. Bao nhiêu thị phi cũng chả có ý nghĩa gì trong kiến trúc thượng
tầng hiện nay.
Cơ cấu khoa học trong ngành mình như một ngôi nhà làm để bán mà
không phải để ở. Ngôi nhà này nếu sập thì cũng chả bắt vạ ai được. Cứ ở thôi,
lở đâu chống đó cho đến lúc dỡ bỏ làm lại từ đầu.
27-11-2007 |
Cô ấy mua và giới thiệu cho bạn bè cùng mua sinh phẩm của mình cho nhà dùng. Cảm ơn cô thư ký nhé |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét