Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Nghĩ về bản đồ lưỡi bò



Mình thì không hiểu biết nhiều về lịch sử cũng như địa lý của biển Đông và các quần đảo ngoài xa như Trường Sa, Hoàng Sa. Nếu nhìn theo khía cạnh lịch sử phát triển các cộng đồng xã hội từ xưa thì mình nghĩ thế này.


Khoan hẵng nói về chủ quyền.
Xưa trên trăm năm về trước, những người sinh sống bằng nghề chài lưới trên biển thường đi rất xa theo kinh nghiệm đi biển mà chẳng có phương tiện hàng hải gì. Những thanh niên đàn ông dân chài khỏe mạnh thường muốn cưỡi sóng giữ, đánh bắt mẻ cá lớn hơn, hay đi tìm vùng đất mới, ít nhất là quanh khu vực họ sống.
Cũng như vậy, ngư dân Việt Nam và các nước quanh vùng HS-TS cũng đánh bắt chung những vùng này.
Như thế việc có ngư dân phía bắc như Trung Quốc (từ đảo Hải Nam) tới đánh bắt ở Hoàng Sa là có thể. Nhưng nếu nói ngư dân nhiều nhất từ các nơi nào đến thì nhìn bản đồ có thể thấy ngay là Việt Nam, Philippine, Malaysia, Bruney và Indonesia.
Như vậy, theo cách nghĩ thông thường, thì có thể chia xẻ trong các nước này là điều có thể nghĩ đến. Tất yếu cùng với chia xẻ là liên kết để giữ lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

Thế rồi có công ước quốc tế về biển.

Thế rồi nhân loại khát năng lượng.

Khi Trung Quốc đưa ra bản đồ lưỡi bò, mình nghĩ chả có người lớn nào trên thế giới kể cả người Trung Quốc nhìn vào lại không thấy cái lưỡi thò ra quá quắt đến phát tởm của nó.

Vậy mà phải họp này, họp kia từ nhỏ đến to, đến toàn cầu.

Nhiều người có chữ, có lòng cất công tìm lẽ phải, tìm pháp lý, tìm công ước quốc gia, quốc tế, có người như tác giả blog Vo Minh Tap và rất nhiều người trong nước, nước ngoài đi tìm. Có người còn khốn khổ vì viết thư lên Liên hợp quốc hỏi cho ra nhẽ ...

Bà con nhà mình ức quá vì thấy Tổ Quốc bị bắt nạt, bị ức hiếp, bị xâm hấn trắng trợn  thấy nhục bèn đi biểu tình thì bị cấm, bị xúc phạm, bôi xấu. Đến cả những con người như Nguyên Ngọc mà chúng còn dám bôi gio trát trấu (cho nên mình có là cái thá gì nếu có làm sao).

Miếng ăn, no đến lòi họng, đến tiểu đường, đến béo phì, đến nhồi máu, đến đột quị mà chúng vẫn tranh dành từ nội quốc đến ngoại quốc.

Khốn thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét