Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Về bệnh lạ ở Ba Tơ, Quảng Ngãi



 Triệu chứng nổi bật bên ngoài của "bệnh lạ"
Hình tham khảo trên internet 
Gửi bạn Dinh Nhat Huy về đề nghị mong muốn có thêm thông tin  (từ tôi … hehe…)
Vì để viết khái quát giúp  bạn ngoài ngành có thể nắm được ý bài, xin được trả lời bạn bài viết riêng ở đây.

Bà con bệnh nhân nơi ấy chết suốt từ năm ngoái đến năm nay, tính đến thời điểm này là 21 người và còn đang chết tiếp.

Tôi không được đi trong đội kiểm tra thăm bệnh, đến nơi ấy do Bộ y tế tổ chức. Cơ quan tôi có Viện trưởng, và nhóm BS  có BS. Phan Văn Tú khoa Vi sinh miễn dịch đi về có viết về nhận định của mình và gửi cho đồng nghiệp trong đó có tôi.
Đọc các thông tin về bệnh, triệu chứng, xét nghiệm sơ bộ... thì tôi thấy rất mơ hồ và tôi nhận định bệnh này không thuộc lĩnh vực chuyên sâu của tôi là miễn dịch vắc xin nên chỉ có thể viết trong phạm vi hiểu biết nhất định của tôi .

Tổng kết các thông tin đã đưa trên các báo mạng thì tôi thấy như sau


1. Trang mạng của bộ y tế 

Chưa bao giờ trang web Bộ y tế có một chương mục riêng về vấn đề y tế nổi cộm mà nhiều người quan tâm. Có một bài "Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc tại Quảng Ngãi " (07:49 29/04/2012).Bài này viết Bộ trưởng nói rằng "Bộ sẽ tiếp tục tổ chức 1 nghiên cứu đề tài cấp bộ tại Ba Tơ nhằm sớm tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này." Có thể thấy từ năm ngoái đến giờ bộ đã quan tâm thế nào với những cái chết thầm lặng ở đây. Không thấy bất cứ trích dẫn nào của giới chuyên môn sâu phát biểu quan điểm xu hướng chẩn đoán bệnh.


Bộ y tế đã làm và chưa làm một số việc như sau:  
  • Đã đưa ra Phác đồ điều trị chung chung (chưa biết nguyên nhân bệnh). 
  • Không thấy đưa ra mốc thời gian xác định nguyên nhân bệnh nhanh nhất như có thể trong giới hạn thời gian nào.  
  • Và nếu không tìm ra nguyên nhân thì hướng tiếp theo là gì ? Đây là vấn đề rất khẩn thiết để chặn đứng tử vong liên tục hàng tháng như vậy.  
  • Bộ y tế chưa đưa ra một văn bản nào kiểu "Đề cương nghiên cứu nguyên nhân và đều trị "Bệnh lạ" ở Ba tơ Quảng Ngãi". 
  • Không thấy công bố danh sách thành viên nghiên cứu, nội dung nghiên cứu mà toàn thấy Đoàn đến thăm như kiểu du lịch sinh thái miễn phí nhìn rất chướng mắt, tốn tiền đi lại.

Bài viết của bộ Y tế đây : Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc tại Quảng Ngãi (07:49
29/04/2012)

Theo tôi, bộ y tế nên lập một hội đồng khoa học, hội đồng này sẽ chọn ra một đội nghiên cứu/ giám sát bệnh lạ với các thành viên chuyên môn hợp lý.

Xu hướng nghĩ nhiều đến nhiễm độc hóa chất.

Suốt hai năm qua vẫn chưa tìm ra hướng chẩn đoán và điều trị cho "bệnh lạ" là gì thì nên chăng, bộ y tế cần mời chuyên gia y tế thích hợp của WHO hay của các nước phát triển.

Báo đăng sứ quán Mỹ thông báo sẵn sàng giúp đỡ. CDC - Mỹ  là Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh giỏi và hiện đại nhất thế giới sẽ mau chóng có kết luận về nguyên nhân bệnh lạ.
Tuy nhiên, việc chính trị hóa y tế ở nước ta (có thể là bị nhiễm chất độc ... người ta sẽ sợ nhập khẩu lương thực, thực phẩm của ta, sẽ giảm đến ta du lịch chăng...) và hàng đống lý do mà chỉ có những ngững người lãnh đạo kém tầm, không tìm ra giải pháp để cùng chính phủ có trách nhiệm với người dân mà mình nhận quyền và lợi trong vai trò làm lãnh đạo, đành lơ đi, cứ để ngâm đấy theo kiểu "cứt trâu hóa bùn".

Bà con dân tộc, huyện vùng núi, một xã heo hút có bị xóa sổ thì cũng mau đi vào quên lãng thôi.

2. Các báo mạng, báo giấy : Không có phát ngôn viên chính thức của bộ Y tế nên tùy theo mức độ quan tâm của từng báo pv viết bài đưa tin hoặc đăng lại, nội dung từa tựa nhau.

Khi đọc về bệnh lạ này tôi nhớ về việc đầu thập kỷ 21 ở Ấn Độ người ta nhận ra bỗng nhiên chim kền kền bị biến mất.

Thống kê cho thấy chúng đã giảm, chết 95% và bên bờ tuyệt chủng khiến cho đàn chó hoang bùng nổ số lượng, phát triển mạnh vì rất nhiều xác bò già chết (Ấn độ thờ bò không ăn thị bò) đã không còn đàn kền kền dọn sạch. Dẫn đến cả nước Ấn Độ đầu những năm 2000 bị nạn chó dại hàng mấy chục nghìn dân chết bệnh dại hồi mới cuối thập kỷ 1990 và đầu thế kỷ 21. Cuối cùng phải nhờ đến nền khoa học nước Anh.

Hiện nay chính phủ Ấn độ và một số tổ chức môi trường ở Anh đang hợp tác nuôi phục hồi đàn kền kền. Họ hy vọng đến năm 2015 sẽ phục hồi khoảng 50% đàn kền kền để xử lý môi trường và cấm một loại thuốc dùng trong thú y giúp bò giảm đau đã tồn dư trong gan bò, thịt bò làm kền kền ngộ độc chết (Gan, thận kền kền bị hoại tử). Ở bệnh nhân "bệnh lạ" Ba Tơ, Quảng Ngãi cũng mô tả gan cũng bị hoại tử.

Dinh Nhat Huy có thể tham khảo bài tôi viết tóm tắt về sự biến mất của chim kền kền Ấn Độ ở đây: "Hóa dược, thú y môi trường và thảmsát thầm lặng - bên bờ tuyệt chủng của loài chim kền kền ".

Chỉ có thể viết được đến vậy, hy vọng Dinh Nhat Huy gỡ rối bớt trăn trở phần nào. Chúc Dinh Nhat Huy mạnh khỏe. 

TS.BS. H Th Hng Nhung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét