..., ngày
7-10-2-12,
Cháu Nhung,
Nhận đưuợc thư cháu mấy
ngày rồi nhưng Bác lận bận mấy việc nên hôm nay mới có thư cho cháu. Nhưng trước
hết cho Bác gởi lời thăm và chúc sức khỏe đến cha mẹ cháu và gia đình cháu.
Lần lượt Bác sẽ đề cập
đến những điều cháu đã viết trong thơ gởi
Bác.
Không những thế hệ Ba
cháu và Bác, mà những thế hệ trước, trước nữa, và cả những người khách đến thăm
xóm Bầu, quê chúng ta, ai cũng có ấn tượng thật đẹp về xóm Bầu . Đứng từ
phía nam nhìn ra xóm Bầu thì khách sẻ thấy
một hàng dừa thẳng tắp, vươn lên cao, và sau hàng dừa mới đến nhà cưả vườn tược.
Trong vườn nhà nào cũng có những hàng cau (cây cau) vươn cao thật đẹp mắt. Ông
Bà chúng ta đã giàu có nhiều đời nên hầu hết các vườn tược của bà con, dòng họ đều được săn sóc kỷ
lưởng, Từ hàng rào chung quanh vườn, đến nhà cửa, sân, vườn, cây kiểng đều được
chăm sóc, cắt tỉa. Đa phần bà con đều có cuộc sống tương đối, nên nhìn vào, ai
cũng nhận thấy sự thanh bình,
êm
ả của một làng quê trù phú. Ông Cử Đình (tức Lê trung-Đình) , một danh nhân Qủang-ngãi
, chống Pháp và bị Pháp giết, là bạn học của Ông Cố Bác, khi đến xóm Bầu chơi
đã ca ngợi xóm Bầu bằng hai câu :
“Trước
mặt thành, xây ba cụm núi
Sau lưng HỒ, bọc một doi sông”
Sau lưng HỒ, bọc một doi sông”
Bác nói rõ, trước đây,
trước mặt xóm Bầu, cách xa chừng vài
KM đường chim bay, có mấy ngọn đồi dăng
hàng ngang … và xa hơn nữa, trịch về phía tây là một nhánh ngang của dãy Trường
Sơn, núi cao, xanh mướt…. Nhưng hiện tại thì những ngọn đồi đã bị lấy đất và
nhà cửa mọc lên qúa nhiều nên từ xóm Bầu nhìn vào phía nam không còn “mênh
mông” ruộng lúa xanh rì như xưa… Và tại xóm Bầu, nhà cửa, vườn tược hôm nay
cũng không còn như xưa…, nên thế hệ cháu nhìn vào thấy nó “thế nào ấy” không
như Ba cháu đã nói về quê mình ! Con
sông mà ông cử Đình đề cập ngày nay chỉ là một dòng sông chết, hôi thúi, không
như dòng sông mà thuở nhỏ thế hệ bác ngày ngày tắm, bơi … . Thế hệ ba cháu nhìn
lại quê cũ, chắc chắn không tránh khỏi “chạnh lòng” với ký ức, khi ra đi… Tâm
trạng Bác, lúc về lại xóm Bầu năm 1988 là… bật tiếng khóc khi về ngồi với Mộ Ông TỔ Hồ Quang-Thế . Mộ Ông Bà TỔ đều
nằm sau vườn Ông Cố cháu.
Có dịp, Bác sẽ nói với
cháu về những cảnh đẹp của Quảng-Ngãi
mà cháu đã dề cập. Tuy nhiên, đó là “vang
bóng một thời” …
Lang bang chuyện ngày
xưa, bây giờ Bác trở lại chuyện dòng Họ.
Lòng Bác mong muốn Nhà
thờ Họ ở xóm Bầu và xóm Bầu là đất thánh của con cháu Họ là vì :
Từ ngàn xưa, ở mỗi làng
(bây giờ là thôn) đều có một đình (hay nhỏ nhất là một cái Miếu) để thờ người đã có công trong việc xây
dựng làng đó.
Riêng đối với dòng Họ
nhà mình, cách đây trên 300 năm Ông TỔ của chúng ta đã chọn một nơi mà lúc đó
toàn là sinh lầy, hoang vu để lập nghiệp và từ đó với sức cần lao của nhiều thế
hệ mới để lại cho con cháu một sản nghiệp lớn lao và đã kéo dài mãi đến hôm
nay….
Làng, thôn , xây dựng
đình, miếu để thờ “Thành Hoàng” vì có
công lập ra làng thôn, vậy tại sao chúng ta con cháu những vị TIỀN BỐI đã có
công trực tiếp sinh, dưỡng, giáo dục nhiều thế hệ ông cha chúng ta đến chúng ta
ngày nay, và các thế hệ nối tiếp mai sau…Vậy, việc xây dựng nhà thờ Họ tại xóm
Bầu và xóm Bầu thành đất “THÁNH” của con cháu Họ HỒ là một cách chúng ta ghi nhớ
công lao của tiền nhân chúng ta và Ông Bà chúng ta là THÁNH
của chúng ta vậy.
Vả lại, theo Bác, cuộc
sống của một con người, ngoài vấn đề vật chất “cơm gạo” còn vấn đề quan trọng hơn là “tinh thần”. Đơn giản nhất, như tình yêu thương con cái và
tinh thần cần lao miệt mài... với mong muốn con cháu chúng ta sẽ có cuộc sống “HƠN” chúng ta. Chúng ta đã
nhận được bao nhiêu từ Ông Bà chúng ta qua mấy trăm năm, “VÔ CÙNG” !!! Phải chăng đó là cái ĐỨC của ông bà chúng ta để lại cho chúng
ta.
Trong lịch sử của
dòng họ, chúng ta đã có một gương sáng
tuyệt vời về sự hy sinh cuộc sống cho con cháu như sau :
Ở thế hệ thứ 5 từ ông TỔ
xuông, có Ông Hồ-văn-Di, người bị bệnh phong cùi, Ông ấy chưa có vợ con, nên tự
động cho làm một cái chòi ở giữa đồng ruộng (nơi đó ngày nay ta gọi là gò chòi,
cách nhà ông Cố cháu độ 1km về hướng tây nam) để sống biệt lập . Ông đã tự
thiêu để tránh lây lan cho con cháu.
Chính Ông CỐ cháu là người được lập tự để thờ ÔNG. Bà con thường gọi Ông là Ông
BỐN vì Ông là con thứ 4 trong gia đình.
Cháu thử nghĩ, cách
đây vài trăm năm, một thanh niên con nhà giàu -rất giàu- mà dám tự thiêu để
tránh cho con cháu cái BỆNH mà đến ngày nay vẫn còn là bất trị. Sự hy sinh đó với
Bác, đúng là bậc THÁNH của chúng ta vậy.
Cháu Nhung,
Trong thơ, cháu còn đề
cập đến ông trẻ của cháu, Ông Tuân và Ông Điềm.
Nếu Ông Tuân cháu đề cập
là Chú (bác gọi là chú) Hồ Tuân, cha của em Duệ (gái) và Thuần, giáo viên, đang
sống tại xóm Bầu thì, theo sự hiểu biết của Bác, Chú Năm Tuân không hề là du
kích Ba-Tơ . Trong thời gian từ 1945 đến 1954, chú Năm Tuân có tham gia công
tác sau cuộc khởi nghĩa độ 1 năm và là bộ đội và đã trở về xóm Bầu làm ruộng từ
năm 1952 (?).
Chú Điềm (Hồ-văn-Điềm)
trong ngày khởi nghĩa tại Quảng Ngãi, chú Điềm đang ở Huế. May là chú Điềm
không có nhà nên thoát chết lúc đó. Vì trong những ngày đó, những người tham
gia khởi nghĩa đã đến nhà Ông Tú Thông (cha chú Điềm) nói là sao chưa lập bàn
thờ chú Điềm vì chú ấy đã bị “cách mạng” giết, phơi xác ở sông Hương.
Chú Điềm không phải là
du kích Ba-tơ như cháu nghĩ. Cháu có thể kiểm chứng về việc chú Tuân và chú Điềm
có phải là du kích Ba-Tơ hay không qua
những người gốc xóm Bầu, lứa tuổi Ba cháu hay lớn hơn còn sống. Rất tiếc là Ba
cháu không thể xác nhận điều Bác nói với cháu lúc nầy.
Ở xóm Bầu năm 1945 chỉ
có một người là du kích Ba-Tơ, đó là ông Hồ-Độ cùng thế hệ với chú Tuân, nhưng
lớn tuổi hơn. Và cũng chính Ông Hồ-Độ có trách nhiệm trong việc giết 3 người em
cùng một Ông Nội với ông ta và một người cháu lúc đó chỉ 16 tuổi. Có 6 người nữa thoát chết nhờ lịnh đình “trảm” của Hà Nội.
Cháu Nhung, thơ đã dài,
Bác dừng ở đây. Cầu chúc mọi việc anh lành với gia đình cháu và tất cả bà con.
Bác chia xẻ với cháu nỗi lo về Biển, Đảo
nói riêng và về đất nước nói chung.
Bác họ của cháu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét