Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Nói với bạn hữu

Nghiên cứu "Chim xệ cánh" Vật Lại Ba Vì, Hà Tây tháng 9/ 2009



Một người bạn lâu năm, thân thiết nói rằng " thôi đừng để ý đến xã hội nữa...". Cách nay 14 năm, có anh bạn đồng nghiệp cũng khuyên thế này " tôi phải hy sinh mình - bán mình - vì gia đình", tôi nhìn you, nghĩ về mình 10 năm trước, you giống như tôi..."
Biết là họ đã nói những lời từ tấm lòng yêu thương... Nhưng biết làm gì khi không thể làm khác những gì khi mà tin đó là "chính" như lời dạy và hiểu rằng suốt cả đời chỉ cố làm có vậy " chính tư duy, chính nghiệp...". 

Tất nhiên không giống anh bạn đồng nghiệp nọ, ngay cả khi anh là 10 năm trước, anh chưa "bán mình". 

Nhớ lại vài đồng nghiệp lớn tuổi hơn, đã nghỉ hưu. Họ lần lượt đều bị ung thư, người thì đã chết, người thì mổ, cắt... Trong số họ, ai đã nhiễm bệnh từ phòng thí nghiệm mà họ đã làm việc ở đấy cả đời? ai là người không phải?...

Ở ngoài đời, mọi người không biết, những người làm việc âm thầm trong các phòng thí nghiệm, phải mày mò từ dụng cụ, trang tài liệu đến sáng kiến ... đủ loại để làm việc trong nền khoa học kỹ thuật Việt Nam. Nhưng vật vã hơn, tổn thọ hơn là cuộc đấu tranh âm thầm chống lại tha hóa nhân cách của chính mình.

Đổi lại, có được tự do gắn liền với cô lập và gạt khỏi cuộc chơi.
Cho dù mưu sinh của người làm khoa học có nhân cách thực sự là khó khăn lắm nhưng dễ gì dứt áo? Mọi người có dễ bỏ mười mấy năm ăn học?, mười mấy năm cày cuốc chỉ một chuyên ngành sâu ít có đồng nghiệp trao đổi, học hỏi? huống chi là bạn bè?
Trong thiên hà bao la, là một vài kẻ bé nhỏ trong cộng đồng con người của trần thế, rời khỏi phòng thí nghiệm, quen với vẻ đẹp của vi trùng, của phản ứng... rời khỏi trò game của những thí nghiệm, trang tài liệu không bao giờ dứt, thật lạc lõng trước những thay đổi bên ngoài.
Có đôi khi thảnh thơi, hay buồn phiền, ra ngoài: Những công trình cầu đường to lớn đã xuất hiện, TP đông đúc, nhà cao tầng... thật ngưỡng mộ.
Không phải không biết những điều này: Cũng từng đi học, tập huấn nhiều nơi trên thế giới, nhưng đã quen với cảnh nhỏ lẻ, manh mún của ta. Nay thấy kinh tế xã hội như công trường lộn xộn cả qui hoạch, con người... nhìn lại mình có gì?
Lạc lõng trong chuyển động bên ngoài, tiếc nuối thời gian, vật chất tiền bạc lãng phí mỗi ngày trước mắt đổ vào những siêu nghiên cứu cho ra những nghiệm thu chỉ để giải ngân. Chẳng thấy bậc thang đã làm bằng rất nhiều tiền và thời gian dẫn lên thiên đường khoa học kỹ thuật đầy trái thơm của thành tựu mà chỉ cần hái được 1 ít thôi ...

Trong cái tầng ấy, giá có một ít những "chính" tựa như 7 nốt nhạc để viết nên bao tác phẩm bất hủ, hẳn đã làm được nhiều việc.

Biết làm sao khi mà trong tầng ấy chả có ai cần nhạc.

"Tồn tại hay không tồn tại" ?


----
28/11/2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét