Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Tên quả Phật Thủ












Quả Phật Thủ 
Tên khoa học: Citrus medica var. sarcodactylis



Ngày xửa ngày xưa vẫn còn thơm...

Trái "Phật thủ"  hay trái "Bàn tay Phật" thuộc họ cam, bưởi. Trái múi nhỏ, vỏ và cùi dày, rất thơm, thơm lâu. Trong tranh tết dân gian cổ truyền vùng Bắc bộ có tranh mâm ngũ quả bao giờ cũng có trái Phật thủ.

Theo tiếng Hy Lạp sarkos có nghĩa là nhiều thịt và dactylos có nghĩa là ngón tay, sarcodactylis có nghĩa là bàn tay đầy đặn.

Ở Châu Âu, món rau trộn có vài lát trái cây này là rất quí và sang.

Trái có 2 hình dạng đặc trưng như hình trên nên có tên là "Bàn tay Phật" là dễ hiểu.

Thế tên "Phật thủ" phải hiểu như thế nào?

Với hiểu biết còn nông cạn, ít ỏi, nhưng tìm hiểu thấy có lẽ hợp lý về tên và hình dáng trái cây, xin mạnh dạn đưa ra một sưu tầm về tên 
"PHẬT THỦ" (bàn tay Phật) như sau:

Trong các môn phái võ khi gặp nhau có cách chào khác nhau. Cách chào nhau của môn phái biểu hiện ở cử chỉ của 2 bàn tay.
Dạng chào phổ biến nhất là: chắp hai tay trong tư thế cầu nguyện trước ngực.

Kiểu chào này xuất hiện trong nhiều trường phái võ Tàu và võ Nhật với nhiều tên gọi khác nhau nhưng nguyên quán thực sự là Thiếu Lâm Tự Trung Hoa với tên "BÀN TAY PHẬT TỔ".

Theo truyền thuyết, nhiều nhà sư Thiếu Lâm khó giữ được tỉnh táo khi ngồi thiền hoặc bế quan. Họ đã phải nghĩ ra một loạt bài tập để có thể tập trung tư tưởng và luyện công tốt hơn, sau này biến thành kỹ năng của võ thuật. PHẬT THỦ hay PHẬT CHƯỞNG chính là một trong các tư thế trầm tư dựa theo hình ảnh của Phật Tổ.

Ngày nay "PHẬT THỦ" xuất hiện với nhiều biến dạng và nhiều cách giảng giải khác nhau. Hệ thống này cho rằng: đó là ước vọng không phải áp dụng võ lực, mà chỉ cần lòng khoan dung. Hệ thống khác lại "phiên dịch" PHẬT THỦ thành lời nguyện cầu cho những gì tốt nhất sẽ đến trong luyện tập.

Một số hình ảnh về các kiểu tay kết thủ ấn trong Phật thủ (http://tusachphathoc.com)

                                                                   
    
          


Theo Đông y, trái Phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan... Ở nhiều vùng quê Bắc bộ, Phật thủ là trái cây quí, đẹp, thơm phải lùng tìm cho được để bày trên mâm quả trên ban thờ trong ngày Tết cổ truyền.
---------

 (Ngày cập nhật 15/06/2009) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét