Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Câu chuyện 17 tháng 2 năm 1979


Con gái Tổ 5, Lớp A, ĐHY Huế 1978-1984



Năm ấy học năm thứ nhất Đại học Y Huế. 

Nhóm bạn thân có 3 cô : Hồng Nhung, Minh Khoa, Lệ Thanh.

Các trường Đại học Huế có truyền thống yêu nước, nhân văn được thể hiện mạnh mẽ trên diễn đàn Văn Nghệ. Ngày ấy, các bái hát về Biên Giới phía Bắc đã xuất hiện rất nhanh. Lúc ấy mình còn nhớ rằng khả năng sẽ có một số sinh viên y lên đường ra biên giới làm nhiệm vụ y tế.
 Như thông lệ, Đoàn thanh niên cộng sản phát động phong trào. Trường phổ biến lệnh động viên và phát động phong trào ca hát hướng về Biên Giới phía Bắc. Ngày ấy, có chị Hồng Hà con gái nhạc sĩ Trần Hoàn học trên mình một lớp, trường lại có nhiều giọng ca hay đoạt nhiều huy chương vàng của các cuộc thi nên phong trào rất sôi nổi, mạnh mẽ. Huế lúc ấy cũng có nhiều nhạc sĩ, thi sĩ nổi tiếng sống ở đó. Trần Hoàn, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm... Khi mình lên năm thứ 3 bắt đâu đi thực tập bệnh viện đã gặp nhà thơ Thanh Hải bị bệnh ung thư nằm tại BV Trung Ương Huế và mất tại đây. Năm này cũng là năm bài thơ của ông "Một mùa xuân nhỏ" sau đó được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát truyền thống mỗi khi Năm mới đến, Xuân về phát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam sau lời chúc tết đêm Giao thừa.

Mình trong đội văn nghệ của lớp Y1A (chỉ có 2 lớp, YA và YB, mỗi lớp 100SV) và trong dàn đồng ca của trường. Bài hát chúng mình tập khi ấy có 3 bài : 

Bài thứ nhất là bài : Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
của Phạm Tuyên

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới
Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương
Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!

Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.

Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
Độc Lập - Tự Do!



Bài thứ hai là bài: "Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy"
của nhạc sĩ quân đội Tô Hải. 
Đây là một Tổ khúc nổi tiếng của nhạc sĩ. Mình không hiểu biết về âm nhạc nhưng âm hưởng của Tổ khúc thật hùng tráng, có đoạn thì thật thiết tha sâu lắng, trữ tình. Lúc ấy dàn đồng ca của trường học đoạn:
..
“Rừng cây xao xác lá, sương chiều dần dần buông
Đỉnh núi cao xa xa còn vang tiếng cồng ngân nga
Chíp, chíp ….
Có đôi chim đang bay tìm đàn
Đêm đến đậu bên bếp lửa nhà sàn
Ngơ ngác nhìn nhau, nghe giữa rừng sâu
Ai đang cất cao lời ca…
Màn sương đêm buông trắng núi, ánh chiều dần dần buông

Lạnh lẽo tiếng gió núi
thổi xao xác cành hoa lá
Hú hú …
Sáo vi vu anh trai  bản Mèo
Đêm đến tìm ai sáo ngỏ nhiều điều
Bung bính bùng buông, nghe giữa rừng sâu
Chiều biên giới đang buông xuống dần…
Buông xuống dần, buông xuống dần,…
Buông xuống, xuống, xuống,
xuống dần,…

Biên cương xa... xa…

 "Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy"

Bài thứ ba là bài: Tiến Về Hà Nội

Trùng trùng quân đi như sóng.
Lớp lớp đoàn quân tiến về.
Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng.
Cờ ngày nào tung bay trên phố.

Trùng trùng say trong câu hát.
Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời.
Chúng ta đem vinh quang.
Sức dân tộc trở về.
Cả cuộc đời tươi vui về đây.

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về.
Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh.
Chúng ta ươm lai hoa sắc hương phai ngày xa.
Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu.
Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay.
Những xuân đời mỉm cười vui hát lên.

Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần.
Như mùa xuân xuống cành đường nghe gió về.
Hà Nội bừng tiến quân ca.

Ngày ấy, đất nước ta khổ vô cùng. Ăn uống cơm độn, đói rách chỉ sau thống nhất đất nước có 4 năm. Người vượt biên, người kinh tế mới... Nhưng không khí hít thở của mình (ít nhất là cảm giác của riêng mình) với việc sẵn sàng bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm là trong sáng và sẵn sàng hy sinh. 
Nhóm ba đứa bạn gái thân nhau chúng mình nằm trong số hàng trăm đơn tình nguyện ra phục vụ chiến trường biên giới phía bắc. Máu lửa hơn, ba đứa mình còn trích tay lấy máu để điểm chỉ phần chữ ký.

Bọn mình đâu biết nhà trường lại đọc tên và tôn vinh 3 đứa trong buổi lễ mít tinh toàn trường, chắc sẽ có người còn nhớ. 
Tuần lễ chuẩn bị tinh thân ra đi trôi trong nghiêm trang và ... hơi buồn. Chúng mình lo ba mẹ sẽ khóc.

Thế rồi... đã không đến lượt chúng mình.

Sau hơn 20 năm ba đứa gặp lại nhau, cứ đùn đẩy rằng ý tưởng của đứa kia, đứa nọ trích máu chứ không phải mình. Chỉ có điều ba đứa đều thừa nhận sẽ lên đường khi được gọi.

Tuổi trẻ là thế. Ngày 17 tháng 2 năm 1979 của chúng mình là thế.

Nay, nhớ và hướng về ngày nhân dân và quân đội nhân dân chết và hy sinh vì tổ quốc ở Biên giới, Biển đảo: Lệnh cấm tổ chức lễ tưởng niệm, cấm diễu hành ôn hòa, cấm... có ai không khỏi uất ức, nghẹn ngào huống hồ những gia đình mất con, em, chồng vợ hay bị bọn Trung Quốc xâm lược tàn sát, đốt phá nhà cửa, xóm làng...?

Chính phủ, đảng lãnh đạo Việt Nam hiện nay là ai, của ai ? 



HÌNH ẢNH VỀ TỘI ÁC CỦA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC THÁNG 2 NĂM 1979


Ngày 17-/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam có 3.240 tử vong


Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong các hang động miền núi. 
Giặc Tàu đem ra hành quyết tập thể, vào ngày 24 tháng 2 năm 1979.

Ngày 25/02/1979,  Lính Tàu hãm hiếp phụ nữ, già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi.

Ngày 27/02/1979, Lính Tàu bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi,lập tức hành quyết tập thể.
.
Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong.

Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế bên mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam 
tử trận tại Vị Xuyên, trên Quốc lộ 2C.


Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong tại thị trấn Tân Sơn, trên Quốc lộ 4C.

 Ảnh: Sưu tầm
  
Hình ảnh : http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/03/hom-nay-ky-niem-34-nam-chien-thang-bien.html
----------------

Hồng Nhung
---------------

Bức ảnh lính Trung Quốc Đầu hàng 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam



Mọi người có biết điều đặc biệt "một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới” của bức ảnh này không?

Thông tin này copy lại từ một tin đăng trên Facebook của TuanBim. 

Đây là nguyên vẹn một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. 

Đại đội sơn cước ra hàng này thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô. 
Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người. Đại đội sơn cước này luồn quá sâu vào đất ta (xem bản đồ để biết). Khi đến Minh Tâm – Nguyên Bình- Cao Bằng, đại đội này dừng chân trên một mỏm đồi đá.
Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Chính vì vậy, chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng. Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết. Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này: ”Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc”.

Nói là “một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới”, chính là vì, từ thời cổ đại cho đến 2014 này, chưa có đơn vị nào ra hàng với Nghị quyết của Chi Uỷ Chi bộ như thế cả. Xin nói thêm, qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá. 

Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm của ta, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.

Bùi Việt Hà (facebook)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét