Vụ của anh Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng cứ làm mình bận tâm mãi.
Có phải giống nhà thơ Hải Như với bài thơ được phổ nhạc thành "Hải Phòng ca" - Thành phố hoa phượng đỏ?
"Chào phố biển lam lũ nhưng sống có chiều sâu
Hải Phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu"
...
Mang danh là TS.BS, đi làm đã 27 năm, TS đã 15 năm nhưng tổng thu nhập của mình hàng tháng đến nay (2012) chưa đến 08 triệu VNĐ (tám triệu VNĐ). Mình làm ở viện Pasteur tp. Hồ Chí Minh. Công việc của mình chỉ ít người làm được tốt, công việc khó, phải học nhiều, thường xuyên tự học tiếp.... lại không phải chỉ nghiên cứu mà còn phải làm ra sản phẩm phục vụ cho chống dịch Tả, Lỵ, Thương hàn là bệnh của bà con Việt ta rất phổ biến. Sản phẩm của mình còn cung cấp cho các cty dùng trong xét nghiệm, kiểm nghiệm thực phẩm trong nước, xuất khẩu, rồi dùng trong huấn luyện giảng dạy thuộc về y tế... Mình phải cạnh tranh với các cty nước ngoài. Mình làm hết khả năng của mình. Rồi còn tự đặt ra trách nhiệm cho mình với công đồng, mình viết các bài liên quan đến y tế có tính thời sự nổi cộm trong những thời điểm nhất định như bài Vụ vedan , Bệnh tả: Cần người phát ngôn trước công chúng (vietnamnet), Không công bố dịch vì khác nhau trong trình độ nhận thức (Pháp luật việt Nam) ...
Con gái mình bảo bạn nó là phi công phụ bên vietnamairline lương tháng 50 triệu và phụ cấp theo mức tăng giảm giá đồng đô..., mấy cô lao công tạp dịch cũng thu nhập nhiều hơn mình. Mình kiếm thêm bằng làm phụ trách kỹ thuật công nghệ vi sinh cho một cty sản xuất chế phẩm men vi sinh xử lý môi trường, nguồn nước nuôi trồng thủy sản... mọi thứ liên quan đến môi trường.
Vì công việc liên quan đến thủy sản mà chủ yếu là các ao đầm nuôi tôm, cá như kiểu gia đình anh Vươn nên mình rất hiểu những gia đình như nhà anh Vươn. Mình thậm chí cũng có khách hàng về nuôi thủy sản ở Hải Phòng.
Phải nói ngay rằng, trong suy nghĩ và thấy trong thực tế của mình thì một kỹ sư nông nghiệp không chôn chân ở một văn phòng, một viện hay một nơi nào đó để kiếm đồng lương mọn, trông chờ vào một dự án, một suất du học... trong cơ quan mà ra ngoài làm ăn bằng nghề nông nghiệp trước hết là những con người không sợ lao động nặng nhọc vất vả, dám đổ mồ hôi, trách nhiệm và đặt cả gia đình vào thử thách trên đôi vai mình.
Làm nghề nuôi trồng thủy sản rất vất vả, đầy sự lo nghĩ, có lúc sạt nghiệp nợ nần bế tắc nhưng thành công thì to lớn ngọt ngào hơn cả mong đợi.
Từ những năm thập niên 80, khi nghề nuôi tôm sú bắt đầu phát triển, mình đã tận mắt nhiều lần đến những đầm hồ nuôi ở vùng Cửa Bé, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, đã nuôi tôm như thế nào. Những năm 80 ấy, các nhà khoa học và không khoa học ở Viện Nghiên Cứu Biển Nha Trang, Khoa Nuôi trồng Thủy Sản Đại học Thủy sản Nha Trang không ai không nuôi tôm. Khác với anh Vươn, họ thuê những người làm công lặn lội ngâm mình trong ao hồ để kiểm tra tôm, nguồn nước, thức ăn .... Họ thức thâu đêm suốt sáng để canh giữ con nước mùa tôm bệnh... họ vét sạch đồng cuối cùng, thế chấp nhà cửa thuê vét ao, mua giống, thức ăn tôm... họ có thể mất hết, nợ nần vì tôm bệnh, chết. Rồi lại vay nợ, lại làm...
Sau đó mình còn biết những người nuôi hàu, tôm hùm, ốc hương, bọn hai mảnh...Bây giờ mình có những gia đình thân thiết nuôi tôm Hùm ở Vạn Giã, Khánh Hòa.
Trên hết của việc làm nông nghiệp là tính ổn định của đất đai hay ao hồ họ sẽ canh tác.
Như gia đình anh Vươn, khi thuê làm các điều khoản luật pháp của quốc gia đã rất không chi tiết, rõ ràng, toàn là các văn bản này nọ. Họ đầu tư tiền của công sức chỉ với niềm tin và hy vọng sẽ được phần nào trong cái khu vự đầm hồ rồi lấn biển mênh mông ấy...
Con người đa số vốn tham lam. Đấy là bản năng mạnh mẽ. Khi cái bản năng tham lam ấy có tính nhân văn ta sẽ có Bill Gate, Steven Job ... hay trên chính trường có mục sư Luther King, Nelson Madela, thánh Gandi, có Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bác Hồ ... nhiều lắm. Còn bản năng tham lam ấy nó ở phía khác ta sẽ có Nero bạo chúa, có nữ hoàng Marie Antoinette, Hitler, có Polpot ... cũng nhiều như nấm mùa xuân nên con người luôn phải đấu tranh với nhau như kiểu vòng tròn lưỡng nghi: Âm thịnh thì dương suy và ngược lại. Như thế ta muốn sống tử tế thì phải đấu tranh để dành lấy công bằng và phía kia cũng vậy: Muốn không chế được bên tử tế thì phải không tử tế. Còn lại cũng có một số đông sống chỉ là sự tồn tại, như cái kiến con ong, một số khác cứ có lợi mà không phải có trách nhiệm là làm. lúc nào chả thế.
Cứ ngẫm theo lịch sử thì lịch sử Việt Nam rất khổ.
Không may thay, người như anh Vươn, Tiên Lãng, ngày xưa sẽ thành Thành Hoàng làng của vùng đất lấn biển, sẽ có miếu thờ... khi vùng đất hơn 19 ha "của anh" bắt đầu đẻ ra của cải không gì ngăn nổi để tạo nên thịnh vượng trù phú. Không may thay, nay anh không phải chủ đất. Đất là của nhà nước vô hình, với các luật rất sơ sài, chung chung và có thể sửa luật dễ dàng theo chiều hướng mong muốn của các -tập đoàn lợi ích, hay các văn bản đổi thay theo chủ các ghế ở các cấp bé như huyện, xã... Khu đất 19 ha "của anh" nay ai nhìn cũng thấy ngay nó là một cô gái thôn quê mới lớn chừng 12, 13 tuổi nhưng vẻ đẹp đã không thể dấu nổi dưới những cặp mắt sành đời...
Nền nông nghiệp lúa nước ngàn đời của nười Việt ta đã tạo nên nếp nghĩ, lối sống trong máu thịt là "an cư lạc nghiệp". Anh Vươn đã sống, đổ môi hôi, chôn cất con, cháu trên vùng đất ấy nên đã quên là mình chỉ là người được thuê đất mà không phải là chủ đất. Anh chỉ được thuê dựa trên các văn bản dưới luật đổi luôn soành soạch bởi đám người trong số soạn ra các văn bản thay đổi những văn bản ban đầu vốn đúng đắn ấy. Họ tự cho rằng mình khôn hơn người nên họ ăn người: Họ có năng khiếu nghĩ ra các mưu kế đủ loại mà chỉ loại ngợm như họ mới nghĩ ra để cho ra những nghịch bản hô biến mọi thứ. Họ sẽ cười thầm hay hả hê với những người như họ. Một vài trong số họ sẽ sáng mắt ra khi gặp những quả báo nhãn tiền.
Trong vụ của anh Vươn, mình như nhìn thấy đôi mắt u uẩn của Nguyễn Trãi từ trên trời cao và lời vọng "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Nay "quân điếu phạt" không phải là "trước lo trừ bạo" ngoài biển Đông dậy sóng cướp thuyền, cướp cá, đánh người... cậy lớn hiếp đáp nước nhỏ, trên biên giới thì chiếm đất giết hàng ngàn người vùi chung một hố. Thái độ của anh Ca "đại ngôn" khi kể về hiệp đồng tác chiến chống 2 anh chủ đầm với vẻ vô tư, mấy người huyện xã Tiên Lãng với thái độ vui vẻ thật đáng hổ thẹn. Cả mấy gia đình tù tội, tan nát cả người lẫn của, 6 người thừa hành công vụ bị thương... có gì để cười ? Mình còn nhớ Nguyễn Trãi khi bị chu di tam tộc đã thốt lên nhắc tên hai vị quan đã can ông ngày trước, hai vị ấy liền bị đem ra chém đầu.
Mình cứ nghĩ đến vụ Vươn, Tiên lãng là lại nhớ đến những hình ảnh các ao hồ, đầm sinh mà mình từng chỉ đi đến thăm lấy mẫu, nước, tôm về xét nghiệm: Trời nắng như đổ lửa, hầm hập, gió cũng nóng, nước cũng nóng... Mấy người chủ đầm da nâu bóng, khăn mặt đen xỉn vắt ngang cổ, vẻ mặt khắc khổ, lo toan chả mấy khi cười giống như vẻ mặt của ông Quí, ông Vươn trên báo, nhưng còn đen sạm hơn nhiều...
Anh kỹ sư bạn mình cùng học suốt 3 năm cuối PTTH. Anh người Mường, tính tình hiền lành. Bàn học của mình trong lớp có 3 người thì mình và anh bạn ngồi kề vào y khoa, còn anh vào ĐH nông nghiệp I Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường từ năm 1982 chẳng xin việc được ở đâu trong cơ quan nhà nước, anh ở nhà làm ruộng, lấy vợ sinh con. Từ lúc còn hợp tác xã, anh cùng vợ đi cày cấy ngoài đồng lấy công điểm, rồi được chia mấy cân thóc. Nhà anh nằm bên sườn đồi thuộc chân núi Ba Vì, nhà sàn, mái tranh. Ngày xưa mình cùng các bạn đến thăm nhà anh vào dịp tết. Nhà anh có mấy cây hoa đào gầy gò đầu ngõ, cây cối hoạng dại mọc linh tinh, đất cũng không rộng lắm. Gia đình anh thuộc hàng "chức sắc" người Mường ngày xưa, cứ đọc tên anh bạn có thể thấy "Đinh Công Kính". Anh cũng khá đẹp trai. Cả cuộc đời anh trong vắt nhỏ bé, róc rách như dòng suối trên ngọn nguồn Ba Vì. Anh có 3 con, 2 gái một trai. Anh bảo chả đứa nào nó muốn học đại học, bây giờ đã dựng vợ gả chồng xong rồi. Anh sống với cậu út. Nay gia đình chuyển sang nuôi bò sữa. Nhà nuôi 4 con bò, cả 4 người lớn xúm vào trồng cỏ, nuôi bò, vắt sữa... trừ hết chi phí thức ăn, thuốc men, chuồng trại thì cả nhà một tháng thu nhập được 7-8 triệu. "Cũng đủ sống cô ạ, chứ mấy năm trước khó khăn lắm, khi nào cô ra ghé anh nhé cứ sáng và tối là có sữa tươi mới vắt".
Hình như đấy cũng là cuộc sống mà mình muốn.
Tổ Quốc- mẹ hiền là gì? Là nơi ta được sống, chiến đấu, nỗ lực lương thiện và hạnh phúc. Rất nhiều người đã ra đi tìm Tổ Quốc mới hay đang tìm cho con cháu mình một nơi như vậy. Mình thấy thế.
Có phải giống nhà thơ Hải Như với bài thơ được phổ nhạc thành "Hải Phòng ca" - Thành phố hoa phượng đỏ?
"Chào phố biển lam lũ nhưng sống có chiều sâu
Hải Phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu"
...
Mang danh là TS.BS, đi làm đã 27 năm, TS đã 15 năm nhưng tổng thu nhập của mình hàng tháng đến nay (2012) chưa đến 08 triệu VNĐ (tám triệu VNĐ). Mình làm ở viện Pasteur tp. Hồ Chí Minh. Công việc của mình chỉ ít người làm được tốt, công việc khó, phải học nhiều, thường xuyên tự học tiếp.... lại không phải chỉ nghiên cứu mà còn phải làm ra sản phẩm phục vụ cho chống dịch Tả, Lỵ, Thương hàn là bệnh của bà con Việt ta rất phổ biến. Sản phẩm của mình còn cung cấp cho các cty dùng trong xét nghiệm, kiểm nghiệm thực phẩm trong nước, xuất khẩu, rồi dùng trong huấn luyện giảng dạy thuộc về y tế... Mình phải cạnh tranh với các cty nước ngoài. Mình làm hết khả năng của mình. Rồi còn tự đặt ra trách nhiệm cho mình với công đồng, mình viết các bài liên quan đến y tế có tính thời sự nổi cộm trong những thời điểm nhất định như bài Vụ vedan , Bệnh tả: Cần người phát ngôn trước công chúng (vietnamnet), Không công bố dịch vì khác nhau trong trình độ nhận thức (Pháp luật việt Nam) ...
Con gái mình bảo bạn nó là phi công phụ bên vietnamairline lương tháng 50 triệu và phụ cấp theo mức tăng giảm giá đồng đô..., mấy cô lao công tạp dịch cũng thu nhập nhiều hơn mình. Mình kiếm thêm bằng làm phụ trách kỹ thuật công nghệ vi sinh cho một cty sản xuất chế phẩm men vi sinh xử lý môi trường, nguồn nước nuôi trồng thủy sản... mọi thứ liên quan đến môi trường.
Vì công việc liên quan đến thủy sản mà chủ yếu là các ao đầm nuôi tôm, cá như kiểu gia đình anh Vươn nên mình rất hiểu những gia đình như nhà anh Vươn. Mình thậm chí cũng có khách hàng về nuôi thủy sản ở Hải Phòng.
Phải nói ngay rằng, trong suy nghĩ và thấy trong thực tế của mình thì một kỹ sư nông nghiệp không chôn chân ở một văn phòng, một viện hay một nơi nào đó để kiếm đồng lương mọn, trông chờ vào một dự án, một suất du học... trong cơ quan mà ra ngoài làm ăn bằng nghề nông nghiệp trước hết là những con người không sợ lao động nặng nhọc vất vả, dám đổ mồ hôi, trách nhiệm và đặt cả gia đình vào thử thách trên đôi vai mình.
Làm nghề nuôi trồng thủy sản rất vất vả, đầy sự lo nghĩ, có lúc sạt nghiệp nợ nần bế tắc nhưng thành công thì to lớn ngọt ngào hơn cả mong đợi.
Từ những năm thập niên 80, khi nghề nuôi tôm sú bắt đầu phát triển, mình đã tận mắt nhiều lần đến những đầm hồ nuôi ở vùng Cửa Bé, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, đã nuôi tôm như thế nào. Những năm 80 ấy, các nhà khoa học và không khoa học ở Viện Nghiên Cứu Biển Nha Trang, Khoa Nuôi trồng Thủy Sản Đại học Thủy sản Nha Trang không ai không nuôi tôm. Khác với anh Vươn, họ thuê những người làm công lặn lội ngâm mình trong ao hồ để kiểm tra tôm, nguồn nước, thức ăn .... Họ thức thâu đêm suốt sáng để canh giữ con nước mùa tôm bệnh... họ vét sạch đồng cuối cùng, thế chấp nhà cửa thuê vét ao, mua giống, thức ăn tôm... họ có thể mất hết, nợ nần vì tôm bệnh, chết. Rồi lại vay nợ, lại làm...
Sau đó mình còn biết những người nuôi hàu, tôm hùm, ốc hương, bọn hai mảnh...Bây giờ mình có những gia đình thân thiết nuôi tôm Hùm ở Vạn Giã, Khánh Hòa.
Trên hết của việc làm nông nghiệp là tính ổn định của đất đai hay ao hồ họ sẽ canh tác.
Như gia đình anh Vươn, khi thuê làm các điều khoản luật pháp của quốc gia đã rất không chi tiết, rõ ràng, toàn là các văn bản này nọ. Họ đầu tư tiền của công sức chỉ với niềm tin và hy vọng sẽ được phần nào trong cái khu vự đầm hồ rồi lấn biển mênh mông ấy...
Con người đa số vốn tham lam. Đấy là bản năng mạnh mẽ. Khi cái bản năng tham lam ấy có tính nhân văn ta sẽ có Bill Gate, Steven Job ... hay trên chính trường có mục sư Luther King, Nelson Madela, thánh Gandi, có Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bác Hồ ... nhiều lắm. Còn bản năng tham lam ấy nó ở phía khác ta sẽ có Nero bạo chúa, có nữ hoàng Marie Antoinette, Hitler, có Polpot ... cũng nhiều như nấm mùa xuân nên con người luôn phải đấu tranh với nhau như kiểu vòng tròn lưỡng nghi: Âm thịnh thì dương suy và ngược lại. Như thế ta muốn sống tử tế thì phải đấu tranh để dành lấy công bằng và phía kia cũng vậy: Muốn không chế được bên tử tế thì phải không tử tế. Còn lại cũng có một số đông sống chỉ là sự tồn tại, như cái kiến con ong, một số khác cứ có lợi mà không phải có trách nhiệm là làm. lúc nào chả thế.
Cứ ngẫm theo lịch sử thì lịch sử Việt Nam rất khổ.
Không may thay, người như anh Vươn, Tiên Lãng, ngày xưa sẽ thành Thành Hoàng làng của vùng đất lấn biển, sẽ có miếu thờ... khi vùng đất hơn 19 ha "của anh" bắt đầu đẻ ra của cải không gì ngăn nổi để tạo nên thịnh vượng trù phú. Không may thay, nay anh không phải chủ đất. Đất là của nhà nước vô hình, với các luật rất sơ sài, chung chung và có thể sửa luật dễ dàng theo chiều hướng mong muốn của các -tập đoàn lợi ích, hay các văn bản đổi thay theo chủ các ghế ở các cấp bé như huyện, xã... Khu đất 19 ha "của anh" nay ai nhìn cũng thấy ngay nó là một cô gái thôn quê mới lớn chừng 12, 13 tuổi nhưng vẻ đẹp đã không thể dấu nổi dưới những cặp mắt sành đời...
Nền nông nghiệp lúa nước ngàn đời của nười Việt ta đã tạo nên nếp nghĩ, lối sống trong máu thịt là "an cư lạc nghiệp". Anh Vươn đã sống, đổ môi hôi, chôn cất con, cháu trên vùng đất ấy nên đã quên là mình chỉ là người được thuê đất mà không phải là chủ đất. Anh chỉ được thuê dựa trên các văn bản dưới luật đổi luôn soành soạch bởi đám người trong số soạn ra các văn bản thay đổi những văn bản ban đầu vốn đúng đắn ấy. Họ tự cho rằng mình khôn hơn người nên họ ăn người: Họ có năng khiếu nghĩ ra các mưu kế đủ loại mà chỉ loại ngợm như họ mới nghĩ ra để cho ra những nghịch bản hô biến mọi thứ. Họ sẽ cười thầm hay hả hê với những người như họ. Một vài trong số họ sẽ sáng mắt ra khi gặp những quả báo nhãn tiền.
Trong vụ của anh Vươn, mình như nhìn thấy đôi mắt u uẩn của Nguyễn Trãi từ trên trời cao và lời vọng "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Nay "quân điếu phạt" không phải là "trước lo trừ bạo" ngoài biển Đông dậy sóng cướp thuyền, cướp cá, đánh người... cậy lớn hiếp đáp nước nhỏ, trên biên giới thì chiếm đất giết hàng ngàn người vùi chung một hố. Thái độ của anh Ca "đại ngôn" khi kể về hiệp đồng tác chiến chống 2 anh chủ đầm với vẻ vô tư, mấy người huyện xã Tiên Lãng với thái độ vui vẻ thật đáng hổ thẹn. Cả mấy gia đình tù tội, tan nát cả người lẫn của, 6 người thừa hành công vụ bị thương... có gì để cười ? Mình còn nhớ Nguyễn Trãi khi bị chu di tam tộc đã thốt lên nhắc tên hai vị quan đã can ông ngày trước, hai vị ấy liền bị đem ra chém đầu.
Mình cứ nghĩ đến vụ Vươn, Tiên lãng là lại nhớ đến những hình ảnh các ao hồ, đầm sinh mà mình từng chỉ đi đến thăm lấy mẫu, nước, tôm về xét nghiệm: Trời nắng như đổ lửa, hầm hập, gió cũng nóng, nước cũng nóng... Mấy người chủ đầm da nâu bóng, khăn mặt đen xỉn vắt ngang cổ, vẻ mặt khắc khổ, lo toan chả mấy khi cười giống như vẻ mặt của ông Quí, ông Vươn trên báo, nhưng còn đen sạm hơn nhiều...
Anh kỹ sư bạn mình cùng học suốt 3 năm cuối PTTH. Anh người Mường, tính tình hiền lành. Bàn học của mình trong lớp có 3 người thì mình và anh bạn ngồi kề vào y khoa, còn anh vào ĐH nông nghiệp I Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường từ năm 1982 chẳng xin việc được ở đâu trong cơ quan nhà nước, anh ở nhà làm ruộng, lấy vợ sinh con. Từ lúc còn hợp tác xã, anh cùng vợ đi cày cấy ngoài đồng lấy công điểm, rồi được chia mấy cân thóc. Nhà anh nằm bên sườn đồi thuộc chân núi Ba Vì, nhà sàn, mái tranh. Ngày xưa mình cùng các bạn đến thăm nhà anh vào dịp tết. Nhà anh có mấy cây hoa đào gầy gò đầu ngõ, cây cối hoạng dại mọc linh tinh, đất cũng không rộng lắm. Gia đình anh thuộc hàng "chức sắc" người Mường ngày xưa, cứ đọc tên anh bạn có thể thấy "Đinh Công Kính". Anh cũng khá đẹp trai. Cả cuộc đời anh trong vắt nhỏ bé, róc rách như dòng suối trên ngọn nguồn Ba Vì. Anh có 3 con, 2 gái một trai. Anh bảo chả đứa nào nó muốn học đại học, bây giờ đã dựng vợ gả chồng xong rồi. Anh sống với cậu út. Nay gia đình chuyển sang nuôi bò sữa. Nhà nuôi 4 con bò, cả 4 người lớn xúm vào trồng cỏ, nuôi bò, vắt sữa... trừ hết chi phí thức ăn, thuốc men, chuồng trại thì cả nhà một tháng thu nhập được 7-8 triệu. "Cũng đủ sống cô ạ, chứ mấy năm trước khó khăn lắm, khi nào cô ra ghé anh nhé cứ sáng và tối là có sữa tươi mới vắt".
Hình như đấy cũng là cuộc sống mà mình muốn.
Tổ Quốc- mẹ hiền là gì? Là nơi ta được sống, chiến đấu, nỗ lực lương thiện và hạnh phúc. Rất nhiều người đã ra đi tìm Tổ Quốc mới hay đang tìm cho con cháu mình một nơi như vậy. Mình thấy thế.
Núi Ba Vì |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét