Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

"Bộ y tệ"







Đó là tên mà các thầy đầu ngành của mình  gọi bộ chủ quản nơi mình làm việc.



Mình biết bà bộ trưởng là người đề cao tâm linh và có nhu cầu tâm linh mãnh liệt. Suốt từ hồi bà lên làm bộ trưởng đến giờ chả biết bà đã làm lễ tế Trời Đất chưa mà từ hồi bắt đầu nhiệm kỳ của bà dân đen lăn ra chết nhiều thế.

Lớp thì chết vì dịch tay chân miệng, chỉ riêng 2011 đã gần 200 con đỏ chết vì bệnh này

Lớp thì vì "Bệnh lạ", lúc thì Hòa bình, nay thì Quảng Ngãi, Ba Tơ. Ở Hòa Bình thì đã biết nguyên nhân. Còn Quảng Ngãi từ năm ngoái đến giờ đã chết rồi, bệnh vẫn chưa biết đàng nào mà lần, nay lại chết tiếp. Nghe nói phải nhờ nước ngoài. Nếu chết lặng lẽ thì cũng xong cái làng ấy như làng ung thư Phú Thọ khi xưa.

Mấy ngày qua, mấy cặp mẹ con sản phụ chết oan uổng. Khi mình còn là sinh viên năm tư thực tập khoa sản mình đã biết sản phụ đã vỡ ối, sản phụ chuyển dạ lâu là phải "đẻ chỉ huy" kịp thời nếu không con chết trước, mẹ chết theo.

Chả lẽ vì tiền?

Ở cơ quan mình thì mở các khóa "thử nghiệm lâm sàng" toàn diện. Bất kỳ nhân viên có nhu cầu đều được đáp ứng, kể cả chả hiểu lâm sàng là cái chi chi.

Viện mình còn nghiên cứu giúp cả cho bên thú y theo kiểu lổn nhổn. Mấy túp (lều nát) khoa học bên mình hiểu lỗ mỗ bên thú y gặp đâu chầu đấy. Đáng thương cho cả người và chó, gà và vịt.

Còn mình thì có quyển sách hơn 500 trang dịch giúp cho các cháu tiêm chủng thì cứ nghĩ tới nghĩ lui như mấy năm trước tự nguyện cắm mặt lật từng tế bào xơ cơ delta- chim sệ cánh trên trang web nước ngoài cho các cháu, hàng triệu tiền in báo cáo hơn 100 trang, in màu, gửi đi khắp lượt các vị chức sắc mà chẳng hiệu quả gì, không làm ai nhíu mày ngoài 2 giáo sư bác sĩ đã nghỉ hưu-bật bãi là nguyên thứ trưởng GS.TS. Phạm Mạnh Hùng và nguyên vụ trưởng vụ khoa học và đào tạo GS.TS. Nguyễn Văn Dịp. Dù có hết mực quan tâm thì nó (nghiên cứu tự nguyện ấy) cũng chỉ ra đến HNKH Y tế dự phòng tháng 4/2011. Nó được xếp chót trong danh sách báo cáo. Khi lên báo cáo chỉ còn toàn các vị đương chức lo phần "nghị" còn ngồi lại (khoảng trên 10 vị) còn số "Hội" và "nghị hội" thì biến sạch sẽ rồi.

Vậy có nên dịch tiếp trên 500 trang chuyên môn, tài liệu mà hàng trăm nhà khoa học, y tế, vắc xin học, miễn dịch học của các viện Hoa Kỳ cùng nhiều triệu usd đổ vào để giúp trẻ con Mỹ và châu Âu được an toàn không?

Một vị GS.TS. BS đầu ngành đã nghỉ hưu bảo rằng bây giờ có đứa nào nó đọc sách đâu. Đồng nghiệp của mình cũng bảo thế.

Mỗi trang sách trong tài liệu này là ngôn ngữ xác định phán quyết của y khoa, khoa học và luật pháp Hoa Kỳ tuyên bố khi tiêm vắc-xin, với từng loại, từng thành phần vắc xin ấy, các em có phải đã bị phản ứng bất lợi xảy ra khi tiêm chủng vắc-xin hay không và các em sẽ nhận được sự bồi thường gì nếu tiêm chủng có phản ứng bất lợi, chết, hay bị các tổn thương như ngã, ngất... khi tiêm.

Có lẽ những quyền lợi căn bản này là còn xa vời lắm với dân Việt Nam.

Lẽ ra dân Việt hiện tại được nhiều hơn rất nhiều nếu có một cơ chế đúng đắn.

------



4 nhận xét:

  1. Một đồng nghiệp lớn tuổi hơn mình, cùng trong HĐKH cơ quan mình, gửi cho mình vào email còm bài này như sau:

    - Mình biết bà bộ trưởng là người đề cao tâm linh và có nhu cầu tâm linh mãnh liệt...
    (cái này thì đúng rồi, hồi bà còn ở Viện mình, bà xem phong thủy rất kỹ, từ cái hướng đặt bàn ghế, chữ ký, và lâu lâu lập bàn cúng vái ngay trước cửa văn phòng của mình, khi ra bộ, bà cũng cho sửa sang lại văn phòng cho phù hợp với tâm linh của bà).

    - Viện mình còn nghiên cứu giúp cả cho bên thú y theo kiểu lổn nhổn. Mấy túp (lều nát) khoa học bên mình hiểu lỗ mỗ bên thú y gặp đâu chầu đấy. Đáng thương cho cả người và chó, gà và vịt.
    (lo chuyện của người chưa xong lại còn lo cho thú y, gần đây lại làm kiểm nghiệm cái chất gì đó để bôi và uống chữa bệnh tay chân miệng với thương hiệu Pasteur mà chẳng thông qua Hội đồng Khoa học, chẳng biết gì về "tay chân miệng" mà dám kiểm nghiệm cho cái doanh nghiệp nào đó).

    - Một vị GS.TS. BS đầu ngành đã nghỉ hưu bảo rằng bây giờ có đứa nào nó đọc sách đâu. Đồng nghiệp của mình cũng bảo thế.
    thế hệ trẻ bây giờ chỉ là những "kỹ thuật viên cao cấp, thường qui chuyên môn bảo sao làm vậy).

    Trả lờiXóa
  2. Thưa chị Hồ Thị Hồng Nhung
    Tôi đã đọc bài của chị. Cảm ơn vì những chia sẻ của chị.
    Thiển nghĩ, có thể nhiều sinh viên, người trong ngành y không đọc, nhưng có lẽ đó không phải là tất cả đâu chị. Nếu chị dịch được các nghiên cứu y học của các nước tiên tiến, rồi truyền bá cho nhiều người đọc, dù trong hay ngoài ngành y thì hẳn đó là công đức rất lớn.
    Lần nữa cảm ơn chị

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa anh/chị.

      Thành thật cảm ơn anh/chị đã góp ý chân tình.

      Cũng biết cống hiến là hạnh phúc đích thực, nhưng sách đã tái bản mới lên đến 968 trang với rất nhiều bổ sung thông tin khoa học mới của các nhà khoa học.
      Việc dịch, chỉnh lý nội dung chính xác, xuất bản một đầu sách như vậy không đơn giản tí nào. Lại không thể làm tổng quát, đại cương, tóm tắt ...
      Tôi cũng đưa tên đầu sách cho người đứng đầu Chương trình tiêm chủng đặt mua sách xuất bản, đến nay vẫn không thấy nhắc nhở hay tăm hơi gì.
      Mặc dù là thành viên của Hội Đồng Khoa Học của Viện, là người nhiều năm làm kiểm định Vắc xin ở Viện Vắc xin NHa Trang, được đào tạo trong và ngoài nước, nhưng mỗi khi họp về thử nghiệm vắc xin trên trẻ em, người lớn Việt Nam nay họ muốn nghe ý kiến chuyên môn thật sự về lợi và hạn chế...
      Ngoài ra đụng đến vấn đề gì trong phạm vi công việc liên quan thì đều gặp vấn đề tương tự. Phải làm lại từ đầu rất nhiều thứ. Lại cố gắng làm những vấn đề phải cập nhật...

      Cuốn sách ấy không dịch vì kiếm phước được anh/ chị ạ. Tôi cũng ấp ủ lâu lắm rồi.
      Nói thật, dân ta cũng chẳng mở miệng tự cứu mình thì không cá nhân nào có thể làm nổi việc gì để thay đổi tốt lên đâu ạ.

      Anh/chị thấy đấy. Từ hồi sinh ra đến nay, tôi mới thấy có 2 chuyện mà người dân VN làm tôi lay động, đó là,
      _ Tham gia biều tình chống Tàu gây hấn biển Đông ngày 05 tháng 6 năm 2011 tại TP. HCM
      _ Lễ tang Đại tướng Võ NGuyên Giáp.

      Còn thì ... Anh/chị biết rõ mà.

      Xóa
  3. Cám ơn chị, không phải ngành y, mà người dân luôn cần những bác sỹ như chị.

    Trả lờiXóa