Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Tên nước trong lịch sử







Kể chuyện với các cháu nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương


Tổ quốc ta trải mấy nghìn năm lịch sử, tên nước nhiều lần thay đổi, nhưng hầu hết đều có chữ Việt.

Theo truyền thuyết, thời cổ xưa có các tên: Viêm Việt, Việt Thường, Bách Việt. Từ nhà nước Văn Lang cho đến nay có các tên: Âu Lạc (gồm Âu Việt và Lạc Việt), Nam Việt, Đại Cồ Việt, Việt nam.
Chữ "Việt" cổ ( hình dưới) tượng hình khá xác đáng đất nước ta xưa 

  
  

Tại đền Hùng (Vĩnh Phú), cột đền bên phải khu đền Trung có bố chữ "Bách Việt Sơn Hà". Từ xa xưa các dân tộc Bách Việt đã có mặt ở một vùng rộng lớn phía nam sông Dương Tử. Lịch sử truyền khẩu nói. thời Bách Việt cương vực nước ta "bắc giáp hồ Động Đình, nam giáp Hồ Tôn, tây giáp Ba Thục, Đông giáp biển Nam Hải".

Bách Việt là dân trồng lúa. Lúa gạo Lúa gạo được thể hiện ở chữ "mễ" (mễ là gạo) tượng hình cây lúa viết ở trung tâm chữ "Việt". Khung hình vuông chung quanh chữ "mễ" là hình tượng bờ ruộng (...). Phía trên hình vuông có dấu phẩy là bó mạ để trên bờ ruộng tượng hình việc cấy lúa nước. Phía dưới hình vuông có hình cái rìu xéo là dụng cụ phát rẫy để trồng lúa nương. Người Kinh làm lúa nước, người miền núi làm lúa nương

Dân Bách Việt là dân trồng trọt, vốn hiền hòa, muốn được yên bình để cày cấy. Năm 221 TCN, nước Tần diệt sáu nước Sở, Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn. Doanh Chính xưng hoàng đế. Doanh Chính vốn là con một tay đầu cơ cỡ bự, tham vọng không có bờ bến. Khoảng năm 218 TCN, Doanh Chính huy động 50 vạn quân quyết thôn tính Bách việt có truyền thống văn hiến, trọng văn hơn võ, nhưng trước họa xâm lăng, người Âu, người Lạc đã kháng chiến vô cùng anh dũng suốt 5,6 năm trời. Phải chăng đây là cuộc kháng chiến toàn dân đầu tiên của dân tộc Việt ở thế dùng ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Theo sách "Hoài Nam Tử" của Trung Quốc "Quân Tần thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn". Chủ tướng giặc Đồ Thư bị nỏ thần An Dương Vương bắn chết. Vua Tần phải ra lệnh rút quân nhưng còn chiếm giữ của ta 3 quận phía bắc Bách Việt.

Giai đoạn lịch sử vừa kể được ghi nhớ trong chữ "Việt" (hình dưới) sau này, chữ Việt này gồm bên phải là chữ "nhung" (...) bên trái là chữ "tẩu" (...). Nhung là rợ ở hướng tây, hướng nước Tần so với Bách Việt bấy giờ. Chữ "tẩu" nghĩa là "chạy" Chữ "Việt" này hàm ý chỉ phần đất bọn xâm lược đã rút chạy (hiện nay nhân dân hai tỉnh Quảng Đông, Quảng tây vẫn gọi hai tỉnh này là tỉnh Việt. Chữ Việt vẫn viết như xưa: Hình tượng trồng lúa).

Chữ "tẩu" 
 và chữ "nhung"  


Có tài liệu nói chữ Việt sau (có bộ tẩu) xuất hiện từ thời lãnh thổ của ta có tên gọi Việt Thường. Việt Thường thể hiện ý: Quân xâm lược đã bỏ chạy, đất nước trường tồn.

Chữ Việt có thêm mặt chữ thứ hai dù ở giai đoạn nào cũng đều mang hai hình tượng tiêu biểu của Tổ quốc ta.

Nước Việt có nề văn minh nông nghiệp rất sớm trong lịch sử nhân loại. Dân tộc Việt mong muốn hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng nước Việt luôn bị họa xâm lăng, nô dịch, đồng hóa, vì thế dân tộc Việt không thể xao lãng việc bảo vệ Tổ quốc của mình.

Hồ Văn Duyệt

Bài đăng trên Tạp chí Cẩm Thành số 82

4 nhận xét:

  1. Ba Duyệt am hiểu lịch sử VN,HN đăng lên để cho những bọn Muftit chữ loãng mở mắt thêm ra mà coi,ai chưa biết tí nào thì được biết,ai hiểu sai thì xem lại,bọn ô lại thì đỡ cãi nhau ,mà bảo nhau giữ nước.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi là thầy giáo Sinh đây ạ! Cho hỏi Ba cô Nhung (Bác Duyệt) nay sống ở đâu ạ? Bác có khỏe không hả cô? Ba của tôi thì có sức khỏe nhưng bộ nhớ thì mất gần hết rồi! Tôi muốn, mong ước sẽ đưa cụ đi gặp Bác Duyệt - người bên kia chiến tuyến thuở chiến tranh một lần cuối đời, hi vọng Ba tôi có nhớ lại chuyện gì chăng?

    Trả lờiXóa
  3. Anh gửi lại Địa chỉ email cho HN được không ạ.

    Trả lờiXóa