Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Họa thơ thầy



Thầy Viên Minh có bài thơ thiền như sau
Chỉ là
Chỉ là mưa vẫn cứ rơi
Chỉ là lá rụng tơi bời trước hiên
Chỉ là chẳng ngộ chẳng thiền
Chỉ là tâm chẳng đảo điên kiếm tìm...
Từ những gì học hỏi Phật Pháp qua lời dạy của thầy, mình họa lại như sau
Chỉ là như nó đang là
Tâm thầy rỗng lặng còn ta tưởng hoài
"Mưa ơi mưa cứ rơi đi"
Lá ơi cứ rụng tơi bời ngoài hiên
Chỉ là buông hết kiếm tìm
Chỉ là thấy biết chim bay ngang trời
Chỉ là rơi một chữ buông
Chỉ là chữ ấy quay cuồng chưa suông


Những suy nghĩ và nỗi buồn tiếc về những thay đổi mới của thiền viện Viên Không luôn tràn ngập mỗi khi nghĩ về Thiền viện ở chân núi Dinh, Bà Rịa mà mình rất mực yêu quí ấy. Trong lòng còn buồn lo sẽ còn tiếc nhiều hơn nữa. 

Thiền viện là nơi theo mình nghĩ đúng là "Có mà như không, không mà vẫn có". Viên Không như trước hài hòa và "ẩn mình thiền" chứ không như đa số ngôi chùa với các tiểu cảnh "bình dân". Mình nghĩ cả bên Tăng và Ni viện Viên Không, phải và cần tôn trọng bản quyền ý tưởng của tác giả Kiến trúc sư và Tổng công trình sư là thầy Viên Minh cũng là Nhà sáng lập ra Thiền Viện Viên Không. Mọi xây sửa hay hoàn thiện cần theo đúng ý tưởng thiết kế toàn cảnh của tác giả mà không được tự ý sửa chữa, thêm thắt bất kỳ điều gì dù lớn nhỏ mà không xin ý kiến của tác giả. Đây cũng là đúng luật, đạo và đức như mình được biết.

Khi bày tỏ suy nghĩ này, mình cũng biết có thể sẽ làm phiền lòng các quí Tăng và Ni đang điều hành Tăng và Ni viện Thiền viện Viên Không. Nhưng thật sự trong mắt mình, cái vẻ sâu lắng "Có mà như không, không mà vẫn có" đang mất dần đi, mà thay vào đó là sự thêm thắt nhiều màu sắc, tiều cảnh như của một ngôi chùa rất bình thường, không còn cái "thần" của "Thiền" vốn giản dị, trang nghiêm, khiến khi đến thiền viện luôn thấy cái "tâm" là "trở lại bên trong" và thấy rõ mọi vật "như nó đang là".

Đức Phật dạy tôn trọng cây cối, núi rừng là nơi chư tăng, ni chọn làm trú xứ hành thiền. Cùng chư tăng, ni, trước đó núi rừng luôn có chư thiên và chư vị khác nữa cùng ngự, chia sẻ trú xứ bình yên tĩnh lặng nơi núi rừng.

Với mình, không thể còn có những bức ảnh toàn cảnh êm đềm nữa. 
Cũng không còn mỗi bước chân đi nơi thiền viện, mỗi khám phá mở òa ra kinh ngạc, thán phục trú xứ của chư thiền sư và thiền sinh.

Xin tha thứ cho con.
Ước mong Đức Phật, chư Phạm Thiên, Chư thiên phù hộ, giúp Thiền viện Viên Không được như trước:  "Có mà như không, không mà là có". Là trú xứ như nó đã là "Bình yên và Tĩnh lặng.
Thầy Viên Minh

Thầy Viên Minh viết
Đo vn thường t nhiên
Biết tùy duyên thun pháp
Không to tác đo điên
Hn nhiên sng đo thin

Thiền Viện Viên Không năm 2013

























2 nhận xét:

  1. Mấy tấm ảnh rất đẹp, nhưng size hơi nhỏ, có lẽ chụp bằng điện thoại, đặt ở chế độ phân giải thấp?

    8 câu thơ Hồng Nhung họa lại của Thầy Viên Minh tôi thấy câu đầu và câu cuối cần sửa một chút.
    Câu đầu: “Chỉ là như nó đang là” nghe có vẻ không xuôi lắm.
    Có thể sửa lại là:
    “Chỉ là ngẫm nghĩ gần xa
    Tâm thầy rỗng lặng còn ta tưởng hoài”


    Câu cuối: “Chỉ là chữ ấy quay cuồng chưa suông”
    Chữ “suông” ở đây hơi tối nghĩa. Trong từ điểm, chữ “suông” là tính từ, có 3 nghĩa:

    - (làm việc gì) thiếu hẳn đi cái thật ra là nội dung quan trọng, nên gây cảm giác nhạt nhẽo, vô vị:
    uống rượu suông
    canh cần nấu suông


    - (ánh trăng) sáng mà không tỏ, không trông thấy mặt trăng, gây cảm giác lạnh lẽo, buồn tẻ
    sáng trăng suông

    - chỉ nói mà không làm
    toàn hứa suông
    lí thuyết suông
    hô khẩu hiệu suông


    Có lễ trong câu thơ trên nên sửa lại:

    “Chỉ là rơi một chữ buông
    Chỉ là chữ ấy quay cuồng chưa ngưng…”


    Hồng Nhung thấy thế nào?

    Trả lờiXóa
  2. 1. Mấy tấm ảnh lớn chụp bằng máy chuyên nghiệp, chỉ cần nhấp vào hình sẽ phóng lớn lên thôi (nếu xem trên PC hay máy bàn, anh HP.
    2. Câu đầu: “Chỉ là như nó đang là” Là câu lấy trong giáo lý nhà Phật : Luôn tỉnh thức nhìn sự vật xảy ra như nó đang là (Thấy biết đúng như sự thực) mà không phải theo cái "tôi" suy diễn : sẽ là, phải là...
    3. Câu cuối: “Chỉ là chữ ấy quay cuồng chưa suông” : Đúng ra là chữ "suôn", ý nói chữ "buông" ấy đã không suôn sẻ, ta không "buông xả" được cho "thuận duyên tùy pháp" mà sống, cứ kiếm tìm mãi cái "tôi" muốn trở thành, cứ tạo tác, cứ ảo tường lăng xăng... nên chữ "buông" ấy cứ vấp hoài không xuôn sẻ "buông" ra dễn dàng...

    Cảm ơn anh đã bình thơ PH.

    Trả lờiXóa