"Hằng hà sa số" - Cát sông Hằng Patna, Bihar, Ấn Độ
|
Hồi bé, cứ nghe cái gì nhiều vô kể thì mọi người nói: Ối giời, hằng hà sa số.
Lớn lên, lẫm trẫm mò tới cửa Phật thế là biết tới "Hằng hà". Một ngày kia chợt nhớ tới câu: "Hằng hà sa số" mới hiểu là Phật đã thành cuộc sống của người Việt tự đời thuở nào.
Có rất nhiều nề nếp trong cuộc sống hàng ngày bây giờ bị mất, hay không buồn làm hoặc không biết mà làm. Từ những thói quen nhỏ như "giữ vệ sinh chung" như giữ vệ sinh riêng ở nhà mình, "mình vì mọi người, mọi người vì mình" hay "hoan nghênh bạn đọc góp ý phê bình báo"... v..v và v.v...
Những điều này hồi phổ thông mình thấy suốt xung quanh mình.
Nay mình thấy xung quanh mình "nhà dột từ nóc dột xuống". Mình thương mình, thương cái suy nghĩ lăm le từ thời trẻ mà cứ đẽo cày giữa đường, ủy mị không thực hiện. Mình thương những người "được vạ thì má cũng sưng", những người "thương người thì lụy đến thân". Mình thương Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu Cày, thương người bị đạp vào mặt... đến cả Chu Văn An, Nguyễn Trãi, thương Ngô Thời Nhiệm...
Lại nói đến "Nhiều như cát trên sông Hằng - Hằng hà sa số". Nếu mỗi người bình thường, dân đen, con đỏ chúng ta - mỗi hạt cát, chỉ cần nhớ và làm ít nhất 1 tuần một lần bắt tay vào một hành động đúng cho cộng đồng dù nhỏ bé, thì ta đâu có đến nỗi bị bắt không lý do, bắt không xét xử hay xử oan và ra đường bị đạp vào mặt như thế này.
Sông Hằng nhiều cát vì có rất nhiều hạt cát tập trung lại mới thành "Hằng hà sa số".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét