Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Có nên cổ vũ cho thú chơi Đá Cảnh và Gỗ Lũa?

Vào núi Chư A Thai tìm gỗ hóa thạch
(Ayun Pa, Gia Lai. Ảnh. Hoàng Hải)


Ở Việt Nam ta cũng như một số nước Á đông như Trung Quốc, Nhật Bản... có thú chơi đá cảnh và gỗ lũa.
Hầu hết mọi người đều công nhận vẻ đẹp "gỗ đá" của chúng. Bằng chứng là chúng được kinh doanh mạnh và nhiều người sưu tập, trưng bày chúng từ những viên đá bé nhỏ đến những khối đá to lớn; từ những loại đá bình thường cho đến khối đá quí có chứa ngọc hoặc cả khối ngọc...
Cũng như vậy, gỗ lũa, một loại lõi gốc cây còn lại trong đất, nước đã lâu sau khi thân cây không còn nữa.
Hình như loài người chúng ta đa số đều muốn sở hữu thứ gì đó. Sở hữu tiền bạc, tài sản... rồi sở hữu đất đai rồi sở hữu tất những gì chúng ta thích.
Việt Nam và Trung Quốc có lẽ là hai quốc gia thích đá cảnh và gỗ lũa nhất. Chúng ta gán cho nó những cái tên mà vì vẻ đẹp của nó ta tưởng tượng ra rồi "thổi" hồn người, vật... vào để đặt tên để đâu biết rằng ta đã "đánh mất" vẻ đẹp tạo hoá ban cho nó vốn là chính trong cảnh giới của nó.
Chúng ta lên rừng, xuống biển lượm lặt, đào bới các loại đá bao đời nằm yên trong các lòng suối, các gốc cây lưu niên yên ngủ đã cả trăm năm... rồi ta lật chúng lên, bật gốc... rồi tiếp theo chúng phải lên đường xa nơi trốn cội rễ của mình nằm bơ vơ trong một góc vườn, hay trần mình trong những phòng khách...
Cứ nghĩ mà xem, hết thảy các công viên quốc gia trên thế giới, các nơi trốn nổi tiếng linh thiêng họ đều khuyên không nên mang bất kỳ vật gì ra khỏi đấy. Cũng có người vì quá say mê, đã nhặt một mẩu đá mang về, rồi họ lại gửi nó lại quê hương nó.
Mỗi lần nhìn thấy một nơi bán đá cảnh, gỗ lũa, không hiểu sao cứ thấy thương chúng, vì là gỗ là đá nên mới ra nông nỗi ba chìm bảy nổi khắp nơi...
Gỗ hóa thạch ở công viên quốc gia Arizona, Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét