Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Thu trăng




Đêm trời vời vợi ánh trăng thanh
Ngẫm đời phai bạc mái đầu xanh
Non năm mươi hạ cười trăng khuyết
Trăng tròn thu ấy duyên chưa lành
Bên song nguyệt lách hoa cùng lá
Vàng úa mây đan liễu buông mành
Lòng những đòi phen đòi đêm thắt
Trăng mờ trăng tỏ ánh trăng thanh

-----

2 nhận xét:

  1. Bài thơ của Sapa gần chuẩn với thơ đường luật “đối âm” và “đối ý” ngoài ra còn phải theo luật “Niêm”, “Vần” và “Bố cục”.
    Ở đây tôi muốn nói về bố cục của bài thơ Đường luật gồm 8 câu:
    2 câu Đề (mở)
    2 câu Thực (bàn)
    2 câu Luận
    2 câu Kết
    Trong đó 2 câu Thực và 2 câu Luận phải đối âm và đối ý.

    Tôi xin phép được sửa lại câu thứ 4 và câu thứ 6 để đối ý với câu 3 và câu 5 như sau:
    Non năm mươi hạ cười trăng khuyết
    GẦN NỬA CHỪNG XUÂN duyên chưa lành
    (Non năm mươi hạ đối với GẦN NỬA CHỪNG XUÂN )
    Và:
    Bên song nguyệt lách hoa cùng lá
    NGOÀI CỬA mây đan liễu buông mành
    (Bên song đối với NGOÀI CỬA )

    Sapa thấy thế nào

    Trả lờiXóa
  2. Non năm mươi hạ cười trăng khuyết
    Trăng tròn thu ấy duyên chưa lành
    Non năm mươi đối với trăng tròn (mười sáu). Cả cau trên chữa và nghĩa đối nhau: Trăng khuyết - trăng tròn; Năm mươi (số tròn) - chưa lành (ko tròn tròn trịa)

    Bên song nguyệt lách hoa cùng lá
    Vàng úa mây đan liễu buông mành

    Nguyệt lách: có chỗ trống vắng
    Buông mành: trướng rủ màn che: Cuộc sống lẽ ra là là bao bọc ấm áp
    Hoa cùng lá: tốt tươi;

    nhưng thực trong lòng (ngượi lại) thì thấy vàng úa, vàng úa muốn tả cuộc đời đã vào thu, cây cối ngả màu, cả ánh trăng thanh ngoài trời đêm vời vợi lúc thoạt nhìn thấy nó chân thực là thế, sau khi ngẫm đời nó trở thành vàng úa giống mình bước vào những năm tháng thu sang...

    Nửa chừng xuân như cụ Nguyễn Du tả chỉ dành cho các có gái còn đang xuân sắc mà thoắt cái bay về trời...

    Trả lờiXóa